TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.243

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

7 Cách rèn luyện tính tự lập ở trẻ nhỏ

Đăng lúc: Thứ tư - 24/03/2021 23:38 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Bài viết này cung cấp các mẹo về cách rèn luyện và tăng sự độc lập của trẻ em mà các bậc cha mẹ thông minh có thể áp dụng. Xây dựng sự độc lập ở trẻ em không phải là điều mà có thể làm được ngay lập tức. Nó đòi hỏi sự nhẫn nại rất lớn và phải trải qua một quá trình, ngày này qua ngày khác và nhất quán, bởi vì các con cần thời gian chuẩn bị để trở nên tự lập. Tuy nhiên, để trở nên tự lập, trẻ cần có “sự khích lệ” và cả sự hỗ trợ của cha mẹ. Vậy thì, những cách cha mẹ có thể làm để rèn luyện và tạo nên sự độc lập của trẻ là gì? Dưới đây là những lời khuyên

 

Tôn trọng sự tiến bộ của con

Cố gắng tôn trọng sự tiến bộ của trẻ, dù sự tiến bộ đó có chậm như thế nào. Sự đánh giá cao từ cha mẹ sẽ tạo động lực cho con. Trích dẫn từ quyển Nuôi dạy con cái Indonesia, Dr. Frances Walfish, một nhà trị liệu tâm lý trẻ em và phụ huynh và là tác giả của The Self-Aware Parent , nói: "Hãy để con bạn biết rằng bạn đánh giá cao sự chăm chỉ của con, ngay cả khi kết quả cuối cùng không phải là quá tuyệt vời. Và tiếp tục khuyến khích trẻ để trẻ không ngừng cố gắng.”

Cần có quyết tâm

Là cha mẹ, việc cảm thấy có lỗi hay xót lòng khi trẻ gặp khó khăn do phải làm việc nhà là điều tự nhiên. Tuy nhiên, để trẻ có thể tự lập nhanh hơn, bạn cần kìm chế cảm xúc của mình khi nhìn thấy con cái làm việc. Kìm chế cảm xúc không có nghĩa là không thương yêu con, nhưng có nghĩa là là tình yêu với con được thể hiện bằng cách giáo dục trẻ làm công việc riêng của mình để trở thành một người độc lập.

Tránh giúp đỡ trẻ

Cần tránh tình trạng giúp đỡ trẻ ngay lập tức khi trẻ gặp khó khăn. Nếu trẻ yêu cầu bạn giúp đỡ để lấy thứ gì đó, đừng ngay lập tức lấy nó, hãy thử chỉ cho trẻ nơi đặt món đồ đó và kiên nhẫn chờ đợi trẻ lấy được thứ chúng muốn.
Cho con một cơ hội để thử cho đến khi con quen với việc đó và hoàn thành nó tốt hơn. Cha mẹ càng thường xuyên giúp con thì tính độc lập của con càng phát triển chậm hơn.

Khuyến khích trẻ phụ việc nhà

Tạo điều kiện để trẻ giúp cha mẹ việc nhà. Các cha mẹ có thể để cho trẻ phụ bạn quét nhà, phơi quần áo, lau bàn ghế…
Hãy để trẻ cảm thấy có có trách nhiệm với phần công việc mà mình đang làm. Khen ngợi và đừng từ chối khi con muốn giúp đỡ, mặc dù đôi khi con là không đúng theo mong muốn của cha mẹ hoặc gây ra hư hạ, đổ vỡ.

Hãy kiên nhẫn và đừng hối thúc con

Sự độc lập của trẻ em không có được ngay lập tức. Nó được xây dựng bằng cả một  quá trình và phải được lặp đi lặp lại. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải có sự kiên nhẫn với con.
Như trích dẫn từ Parenting Indonesia, Kinda Hadley Cornell, Psy.D., một nhà tâm lý học từ Đại học Loyola, Maryland, Hoa Kỳ, nói rằng: sự can đảm hoặc độc lập của trẻ em để thử một cái gì đó đều có sự khác nhau giữa các trẻ. Có những người làm những điều mới với sự nhiệt tình háo hức, và có những người vẫn cần phải tự động viên bản thân rất nhiều để cảm thấy đủ tự tin làm việc đó

Mưa dầm thấm đất

Cho con bạn một cái nhìn về các hoạt động mà trẻ có thể làm một mình. Giới thiệu, đưa ra một ví dụ và để trẻ làm điều đó nhiều lần. Tạo ra một bầu không khí dễ chịu khi trẻ làm tất cả những điều đó và không làm cho con căng thẳng.
Cha mẹ cũng cần phải làm gương cho con. Ví dụ, dọn dẹp giường vào buổi sáng, mang bát đĩa bẩn vào bếp và rửa chúng. Nếu cha mẹ tiếp tục dựa vào sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa, trẻ em cũng sẽ gặp khó khăn trong việc sáng tạo ra các ý tưởng mới.

Thỏa thuận với tất cả các thành viên trong gia đình

Khi quyết định xây dựng sự độc lập của trẻ em, cha mẹ cần thỏa thuận với nhau và với các thành viên khác trong gia đình như ông bà, cô dì chú bác, người giúp việc… để mọi người cùng nhau xây dựng tính độc lập ở trẻ. Thỏa thuận này phải được tất cả mọi người tuân theo để tạo sự nhất quán, tránh sự khác nhau trong cách dạy dỗ, và để trẻ không bị nhầm lẫn, bối rối.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến kỹ năng nào nhất?

Kỹ năng anh văn siêu tốc

Phương pháp luận TC

Kỹ năng nghề ẩm thực

Kỹ năng trang điểm

Kỹ năng kinh doanh internet

Kỹ năng điện ảnh

Kỹ năng XD văn hóa DN

Kỹ năng XD văn hóa GĐ

30 kỹ năng doanh nghiệp

Tất cả kỹ năng

Liên kết website