TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.422
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.207

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Tự tin là gì

Đăng lúc: Thứ năm - 25/03/2021 00:16 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
“Tin” chính là niềm tin, sự tin tưởng và sự vật sự việc. Con người dựa trên những tiêu chí đánh giá, hoặc cơ sở nhận thức cụ thể nào đó. “Tự” là việc chính bản thân mình thực hiện một hành động nào đó. Ví dụ: Tự làm, tự học, tự ăn…

1. Tự Tin là gì?

Tự tin là một khái niệm, một câu nói chỉ tác phong của mộ người. Nó phổ biến đến mức bất kì đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp về từ này trong câu chuyện của mọi người. Có rất nhiều cách định ghĩa về sự tự tin. Tuy vậy để các bạn dễ hình dung chung tôi cắt nghĩa sự tự tin thành:Như vậy Tự tin là việc bản thân có khả năng tin tưởng vào khả năng của chính mình; tin tường vào việc có thể thực hiện tốt một việc nào đó. Sự tự tin được biểu hiện qua rất nhiều yếu tố. Thông thường tự tin gắn liền với khả năng phán đoán, suy xét đánh giá, nhận định vấn đề. Người tự tin là người dám nghĩ dám làm, dám tự mình đưa ra quyết định, và dám chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Sự tự tin đồng  nghĩa là việc tin tưởng vào bản thân một cách mù quáng. Những kẻ thiếu kiến thức, thiếu năng lực tư duy và hành động thiếu suy nghĩ người ta gọi đó là sự tự ảo tưởng.

2. Thế nào tự tin là gì?

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một cách sơ lược về thế nào là sự tự tin. Nhưng một cách chính xác thì những biểu hiện nào được gọi là tự tin.

2.2 Biểu hiện của sự tự tin là gì?

Tôi sẽ chia sẻ cho bạn những biểu hiện của sự tự tin. Theo đó thông qua rất nhiều biểu hiện khác nhau của một người mà chúng ta đánh giá họ có tự tin hay không. Đồng thời sự tự tin cũng thể hiện qua từng khía cạnh từng trường hợp cụ thể của cuộc sống. Một người có thể tự tin trong trường hợp này và mất tự tin trong trường hợp khác. Thông qua các phân tích tôi mong muôn sbajn có thể tự rút ra cho mình những kiến thức giúp rèn luyện sự tự tin. Dưới đây là một vài biểu hiện cơ bản của người tự tin vào bản thân.

Là người có kiến thức, và hiểu biết.

Người tự tin là người có kiến thức, và hiểu biết về những điều anh ta chuẩn bị thực hiện. Đây là yếu tố kiên quyết, bởi vẽ nếu bạn không có kiến thức bạn không thể có cơ sở và căn cứ để tự tin vào việc mình sắp làm. Yếu tố kiến là yếu tố quyết định nhất đến việc bạn có tự tin hay không. Trong nhiều trường hợp có vẻ như sự thiếu tự tin không liên quan nhiều đến kiến thức ví dụ: quần áo bẩn, hôi hám… Thế như xét cho đến cùng thì việc thiếu tự tin về yếu tố bên ngoài đó cũng đến từ nền tảng kiến thức và hiểu biết của người đó. Ví dụ nếu anh ta nghĩ rằng việc hơi bụi 1 chút là phong cách thì anh ta sẽ cảm thấy tự tin hơn.

Nhận biết tầm quan trọng của bản thân.

Yếu tố thứ 2 của tự tin là nhận biết một cách chính xác giá trị và tầm quan trọng của bản thân đối với công việc anh ta chuẩn bị thực hiện. Nếu bạn không thể đánh giá được mình là ai mình đang ở đâu và mình làm gì thì sao có thể coi đó là tự tin. Con người chỉ tự tin khi xác định được vị trí và vai trò của chính mình. Một người tự tin là người biết vai trò của anh ta trong mọi cuộc chơi. Họ biết chính xác họ là ai, họ làm được gì và tầm ảnh hưởng của họ đến đâu.

Tin tưởng vào kết quả đạt được

Người tự tin là người tràn đầy năng lượng, lạc quan vào kết quả cuối cùng mà anh ta nhận được. Có thể kế quản không thực sự tốt như anh ta nghĩ. Nhưng thực sự anh ta đã định hình và có cách nhìn về kết quả anh ta sẽ nhận được sau khi thực hiện hành động.

Được công nhận

Yếu tố quan trọng nhất và được cho là quyết định, là điều kiện đủ, chính là được công nhận. Nghe có vẻ phi lý, nhưng nếu bạn  rất tự tin vào việc mình định làm. Nhưng khi hành động kết quả đi ngược với những gì bạn nghĩ, và mọi người cho đó là không đúng không tốt. Lúc này bạn sẽ bị coi là tự ảo tưởng, chứ không phải sự tự tin.
2 Ranh giới của sự tự tin
Trong quá trình phát triển của bản thân, tôi đã từng là người tự tin cũng là kẻ tự cao, và kẻ tự ảo tưởng về năng lực của mình. Thực sự giới hạn giữa những khái niệm này rất mong manh. Đôi khi chúng ta chỉ có thể đưa ra những đánh giá tương đối về sự tự tin của ai đó, và của chính bản thân mình.

Sự tự tin đôi khi không đến từ chính bạn

Theo định nghĩa, Tự tin là gì? Đó là việc tự tin tưởng vào năng lực của bạn thân, thế nhưng Sự tự tin đôi khi không phải do bạn quyết định, ranh giới mong manh này đôi khi đến từ một bên thứ 3 nào đó. Có nghĩa là tự tin phải đi kèm với việc được công nhận.
Nếu tôi đưa ra một quyết định nào đó khác thường, và tôi thực hiện nó một cách đầy lạc quan. Lúc này mọi người sẽ cho là tôi tự tin hay tôi tự cao, hay tôi đang ảo tưởng về năng lực của bản thân? Đó bạn đã thấy vấn đề ở đây chưa. Nếu bạn thành công với quyết định đầy táo bạo; người ta sẽ cho rằng bạn là người tự tin vào những gì bạn có, những gì bạn đã đang và sẽ làm. Nhưng nếu bạn thất bại thì bạn sẽ trở thành kẻ không biết tự lượng sức mình.

Tự tin là biểu đồ động

Nếu ai đó hỏi tôi: Bạn là chuyên gia về đào tạo phát triển kỹ năng, vậy khi tôi chia sẻ về 1 chủ đề nào đó tôi có tự tin không? Câu trả lời ở đây chắc chắn là có. Tôi tự tin về những gì? Tôi tự tin về lượng kiến thức mà tôi có, tôi tự tin về khả năng diễn đạt hoặc trình bày của tôi, tôi tự tin về việc thu hút mọi người.
Nhưng nếu xét ở một khía cạnh nào đó. Kiến thức mà tôi chia sẻ có 100% đúng không, tôi không tự tin lắm. Tôi có chắc mọi người thích nghe tôi chia sẻ? Cũng không hẳn, Tôi trình bày có thực sự thuyết phục, có tốt đến mức không cần phải rèn luyện thêm? Câu trả lời cũng không.  Vậy câu hỏi ở đây là, nếu không hoàn toàn tin, vậy tôi có phải là một người tự tin? Câu trả lời của tôi vẫn là Có.
Những ví dụ đơn giản cho bạn nhận ra những giới hạn rất mong manh của sự tự tin. Nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận của số đông của mọi người nữa. Việc bạn tự tin hay không đôi lúc không phải là do bạn tự đánh giá nữa.

3. Nguyên nhân của sự thiếu tự tin là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu khác nhiều về các vấn đề xoay quan chủ đề tự tin. Nhưng Nguyên nhân của thiếu tự tin là gì? tiếp theo chúng ta sẽ điểm qua 3 Nguyên nhân dẫn đến thiếu tự tin nhé.

3.1 Sự thay đổi về môi trường sống

Điều này rất hay xảy ra khi các bạn chuyển lớp, chuyển trường, chuyển cấp. Sự thay đổi môi trường sống buộc các bạn phải làm lại từ đầu với các mối quan hệ. Và không ít bạn lo lắng, e sợ vì khác biệt vùng miền, văn hóa…
Trong quá trình hòa nhập này, nếu bạn gặp một vài sự cố, tình huống không hay. Như hiểu lầm từ bạn mới, bị bạn mới bắt nạt, bạn sẽ có xu hướng khép mình hơn. Trầm trọng hơn là khủng hoảng tâm lý, trầm cảm…

3.2 Sự tưởng lầm về các giá trị sống

Nguyên nhân của sự thiếu tự tin là gì? Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông. Chúng ta được tiếp thu rất nhiều văn hóa từ các nước khác. Nhất là qua phim ảnh, ca nhạc, các cuộc thi,…
Hình ảnh của những “Idol”, các ngôi sao ca nhạc, phim ảnh chói sáng. Làm cho không ít bạn trẻ tưởng lầm về các giá trị sống của mình. Quan niệm sai lầm về những điều đem lại hạnh phúc, lý tưởng sống. Các bạn dễ ngộ nhận về mặt yếu kém của bản thân. Cho rằng mình không có giá trị bản thân, ngoại hình xấu xí, học lực kém cỏi, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn…
Tất cả những điểm này khiến bạn trở nên tự ti về chính bản thân. Từ đó không thích giao thiệp, muốn trốn trong một vỏ bọc của riêng mình.

3.3 Sự phát triển của mạng xã hội

Sự phát triển của mạng xã hội. Khiến chúng ta dành nhiều thời gian cho đời sống ảo hơn đời sống thực. Thay vì đi ra ngoài, gặp gỡ, làm quen với những người khác. Bạn lại thích online trên các mạng xã hội và đọc tin tức, lướt web giải trí…
Đồ dùng công nghệ cao như smartphone, Iphone, Ipad…. Giúp bạn kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang đi trên xe bus, tàu hỏa,… Tạo điều kiện cho sự kết nối thế giới ảo ngày càng gần hơn. Đồng nghĩa với việc khoảng cách với xã hội ngày càng giãn cách.
Điều này khiến bạn ít va vấp thực trong quá trình giao tiếp trực tiếp. Thói quen này làm kỹ năng giao tiếp dần dần bị loại bỏ. Bạn không còn phản xạ linh hoạt để ứng xử và nói năng nữa. Bạn trở nên ngại giao tiếp thực tế, nhút nhát, thụ động khi nói chuyện.
Nguyên nhân của sự thiếu tự tin là gì ư, Nguyên nhân từ xã hội chỉ là 1 phần rất nhỏ. Quan trọng là bạn phải vượt ra khỏi vỏ bọc an toàn của mình
 

4. Làm thế nào để xây dựng sự tự tin

Bí quyết rèn luyện sự tự tin là gì? Tôi sẽ không đi quá sâu về cách để rèn luyện sự tự tin. Tôi chỉ điểm qua những điều giúp bạn hoàn thiện, Phát triển bản thân, làm chủ cảm xúc và giúp người khác tự tin hơn.

4.1 Thay đổi tận gốc rễ

Tự tin không bỗng dưng mà có, nó được hình thành từ lúc bạn chào đời. Sự tự tin liên tục được rèn luyện từng ngày trong suốt cuộc đời bạn. Những biến cố, những thay đổi, và tác động của môi trường sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩa và hành động của bạn. Bạn cần làm gì nếu bạn là người thiếu tự tin?

Thay đổi môi trường sống.

Thay đổi môi trường, những người bạn tiếp xúc những người làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn. Loại bỏ tất cả những người có suy nghĩ tiêu cực ra khỏi cuộc đời bạn. Kết bạn với người thành công, người có kiến thức năng lực. Chọn môi trường sống phù hợp giúp bạn tỏ sáng một cách tốt nhất. Miễn sao ở môi trường đó bạn cảm thấy mình thoải mái mình hoà nhập được và mình có cơ hôi thể hiện. Lúc đó bạn sẽ tìm thấy sự tự tin từ bên trong bản thân mình.

Nâng cao trình độ.

Yếu tố sống còn quyết định tương lai của bạn là kiến thức, thiếu kiến thức thì không thể tự tin. Bạn không thể nói, không thể diễn tả, không thể hành động nếu bạn không có gì trong đầu. Ngoài ra nếu bạn có nền tảng kiến thức tốt, hiểu biết lúc này bạn sẽ có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Khi có được những thứ bạn muốn không lý do gì có thể khiến bạn thiếu tự tin.

Bước ra khỏi giới hạn.

Thách thức bản thân ở những giới hạn mới; dám vấp ngã, dám hy sinh sẽ làm bạn cứng rắn hơn trong cuộc sống. Việc cố gắng đứng lên cố gắng vượt qua các giới hạn của chính mình giúp bạn đạt được những điều bạn muốn. Việc không ngừng vượt qua giới hạn trau dồi cho bạn sức mạnh của sự gan góc, bền bỉ tự tin vào bản thân hơn.

Rèn luyện thường xuyên

Bạn cần rèn luyện thường xuyên, liên tục những kỹ năng mềm, cố gắng, nỗ lực và tập luyện từng ngày để tốt hơn. Có như vậy bạn mới có thể trở thành người tràn đầy năng lượng và sự tự tin
 

4.2 Thay đổi tình thế

Là cách thức thay đổi bản thân một cách ngay lập tức. Thông quan việc quản lý một số loại trạng thái cảm xúc tinh thần để đạt hiệu quả. Những phương pháp tình thế giúp bạn tự tin hơn là gì?

Hãy tập thở đều, nói lớn hơn

Tập điều chỉnh nhịp thở, thở sâu, chậm rãi để điều chỉnh giọng nói của bạn. Điều chỉnh được nhịp thở bạn sẽ phát biểu một cách ổn định hơn, không bị nghẽn lại do bối rối khi đứng trước đám đông nữa. Tập cho mình có một giọng nói to, rõ ràng. Vì giọng nói nhỏ sẽ chẳng ai lắng nghe bạn. Tạo cho người khác tâm lý bạn là một người tự tin.

Chăm sóc ngoại hình

Chăm sóc ngoại hình ở đây không phải là đi thẩm mỹ, tô điểm cho bản thân. Năng động tập thể dục nhiều hơn để có sức khỏe. Cắt một mái tóc phù hợp với khuôn mặt hơn. Lựa chọn kiểu trang phục để phù hợp với bản thân. Không hào nhoáng, rực rỡ nhưng cần có sự chỉnh chu, gọn gàng. Bạn sẽ làm cho bạn trở nên tự tin hơn đấy.

Hãy làm những gì mình thích

Bạn không thể trả lời câu hỏi Nguyên nhân của sự thiếu tự tin là gì nếu bạn không giám làm những điều mình thích. Tác động của môi trường xung quanh thường ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách và tâm lý của bạn. Có thể là những áp lực và những điều không mong muốn trong cuộc sống. Những người tự ti thường có tâm lý sợ người khác phiền lòng. Lấy người khác nhìn nhận để đánh giá bản thân. Nên không dám thể hiện suy nghĩ, sở thích cá nhân. Điều này càng làm cho bạn trở nên sống khép kín. Không thoải mái, không khám phá được hết những tiềm năng của mình.
Vì vậy, hãy học cách nói “Không” khi bạn không muốn. Tập đưa ra chính kiến và thể hiện bản thân theo cách mà bạn thấy thoải mái. Thư giãn và chiều theo sở thích của mình. Bạn sẽ có một tâm lý ổn định, tự tin hơn.
 

Không ngừng học hỏi

Khi bạn có kiến thức và hiểu biết rộng thì người khác sẽ tôn trọng. Lúc đó bạn nói người khác sẽ nghe theo. Từ đó củng cố thêm lòng tin cho chính bản thân bạn. Hoặc đặt trường hợp cả nhóm nói về chủ đề nào đó mà bạn chẳng biết gì về nó. Thì sao có thể hòa nhập được, lúc đó bạn sẽ thấy mình thừa thãi.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến kỹ năng nào nhất?

Kỹ năng anh văn siêu tốc

Phương pháp luận TC

Kỹ năng nghề ẩm thực

Kỹ năng trang điểm

Kỹ năng kinh doanh internet

Kỹ năng điện ảnh

Kỹ năng XD văn hóa DN

Kỹ năng XD văn hóa GĐ

30 kỹ năng doanh nghiệp

Tất cả kỹ năng

Liên kết website