TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.424
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.465

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

8 Cách Giúp Bạn Không Còn Chán Việc!

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/12/2012 03:37 - Người đăng bài viết: Cô Châu
Một ngày làm việc trôi qua thật chán nản, bạn sợ phải đối diện với ngày mới bắt đầu, nó không có gì thay đổi so với ngày hôm qua. Vì sao vậy? Đơn giản, vì bạn đã không làm tròn bổn phận và trách nhiệm đối với chính bản thân mình theo những nguyên tắc dưới đây.
1. Xem lại công việc hiện tại của bạn
Hãy xem lại những sự đóng góp mà bạn đã làm cho tổ chức, và hãy hỏi bản thân:
- Đâu là sức mạnh và năng lực mà tôi đã mang đến và đặt ở trên bàn làm việc này?
- Tôi đã lớn lên trong những năm vừa qua ở công ty này như thế nào?
- Đâu là những thành tích đã từng đem đến niềm tự hào cho tôi?
Nhiều người không nhận ra được những sự lựa chọn sẵn có đối với họ, bởi họ không biết đâu là những điều mà họ cần phải đề xuất. Còn bạn, khi đã đánh giá được vai trò của mình trong công việc, thì hãy tạo cơ hội để bạn thể hiện khả năng của mình qua việc tham gia các cuộc hội thảo, lắng nghe chăm chú, sau đó gởi đi những lá thư giới thiệu về những phương cách và kỹ năng làm việc của bạn để dùng trong các dự án đặc biệt, các nhiệm vụ đặc biệt của tổ chức bạn hay các bộ khác trong công ty. Bạn phải chủ động nhận biết rõ trách nhiệm công việc của mình và chủ động đề xuất với cấp trên, để bản thân luôn làm việc, tránh đi sự nhàm chán và không có mục đích.
2. Học hỏi những điều mới
Hiểu biết rõ về công ty bạn và những ngành nghề kinh doanh như là những phạm trù luôn cần được tăng trưởng trong tương lai, và những kỹ năng mới có khả năng được đòi hỏi để áp dụng vào các ngành nghề đó. Yêu cầu công ty tổ chức các khóa tập huấn theo mỗi phạm trù đó, hoặc bạn có thể đăng ký học ở các khóa học chuyên ngành để mở rộng và nâng cao tầm hiểu biết.
3. Yêu cầu sếp cho ý kiến phản hồi
Nhiều người trở nên chán nản, không có mục đích khi họ cảm thấy bị bỏ rơi và không được sếp coi trọng. Bạn có cần những ý kiến phản hồi từ cấp trên để phát triển cho công việc của bạn hay không? Nếu có, hãy yêu cầu sếp cho bạn những thông tin phản hồi hoặc thảo luận về kế hoạch làm việc của bạn.
 
4. Tìm kiếm nhiều tầm nhìn
Hãy quan tâm đến bản thân, mở rộng khả năng quan sát xung quanh, gạt bỏ đi trạng thái buồn chán, thiết lập cho bản thân khả năng tiến bộ và thành thạo trong công việc. Đệ trình lên những bản báo cáo hay những bài viết về chuyên môn hoặc gởi thư góp ý, tình nguyện phát biểu các chuyên đề trong các cuộc trao đổi và thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm của bạn với nhóm và tại các cuộc thảo luận trong công ty.
5. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng
Tạo mối quan hệ với đồng nghiệp cũ, những nhân viên mới, những thành viên có cùng ngành nghề với bạn hoặc những tổ chức chuyên đề. Khám phá những sự kiện xảy ra bên trong và ngoài công ty, hãy để cho tất cả họ biết đến những kế hoạch đặc biệt của bạn, để bạn được chú ý và cùng nhau làm việc với họ.
6. Tham dự các buổi phỏng vấn việc làm
Thậm chí nếu bạn không chắc chắn bạn sẽ nghỉ việc hay không, thì cũng nên gửi thư xin việc để tham gia những cuộc phỏng vấn, qua đó sẽ mở rộng hệ thống mạng lưới của bạn, mở rộng triển vọng và tầm nhìn của bạn và nhận ra sự cách biệt giữa những kỹ năng mà bạn có và những kỹ năng mà bạn cần để thỏa mãn cho công việc của mình.
7. Lấy lại niềm đam mê ban đầu
Trong lúc chúng ta đang loay hoay tìm cách cải tiến công việc của mình, thông thường chúng ta hay làm xê dịch những sở thích ban đầu. Hãy kết nối lại những sở thích đó bằng cách làm thêm giờ hay tình nguyện làm việc của người khác để giúp bạn tìm ra nhiều ý nghĩa và niềm đam mê trong sự lựa chọn công việc của mình.
8. Để có một bình hoa hồng với sự đa dạng nhiều sắc màu
Lập danh sách ra những gì mà bạn yêu thích nhất về công việc và giữ chúng luôn được nhìn thấy ở trên bàn làm việc và trong trí nhớ của bạn. Thăm hỏi và gần gũi với những đồng nghiệp tích cực, nhất là những người đam mê công việc để giữ cho bạn luôn được lạc quan và tiếp thêm nghị lực. Đặt những mục tiêu sống ý nghĩa, cân băng giữa công việc với gia đình, bạn bè. Sau những buổi làm việc mệt nhọc, hãy tham gia các câu lạc bộ giải trí, gặp gỡ bạn bè hoặc mua những quyển sách hay, những đĩa CD mà bạn thích. Hãy để bạn như một bình hoa với nhiều sắc màu rực rỡ và lôi cuốn.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc