TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.471
  • Tổng lượt truy cập: 7.217.917

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài Nhập Môn_Phải thoát được tâm lý tiểu nông

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/12/2012 15:26
(TTH) - Sở hữu một vùng biển rộng và một diện tích đầm phá Tam Giang khá lớn, Phong Điền được xem là một trong những địa phương có tiềm năng và thế mạnh trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Cho đến nay, ngoài 140 ha mặt nước nuôi trồng cố định, huyện đã quy hoạch được gần 1.000 ha nuôi tôm trên cát. Sản lượng năm qua đạt gần 3.000 tấn – nghĩa là đã chiếm 55% sản lượng thủy hải sản thu hoạch hàng năm.
Theo định giá của những người có trách nhiệm, 1 ha tôm nuôi trên địa bàn huyện đạt hiệu quả bằng 350 ha lúa (nếu nuôi trồng thành công). Điều đó một lần nữa khẳng định, đây là nghề nhiều triển vọng, phá thế độc canh cây lúa, là lối ra cho các xã ven biển trong việc đem lại hiệu quả và lợi ích cho Phong Điền từ hướng đi này.
Tuy nhiên, đó chỉ là những điều trông thấy ở những thành công và hiệu quả nhất định. Thành công ấy, nói như anh Nguyễn Viết Hoạch – nguyên Chủ tịch UBND huyện thì mọi việc phải được “nuôi trồng” bằng tính bền vững chứ không thể là theo kiểu cấy rẽ, nhà ai biết nhà nấy được. Giọng nói của người nhiều năm “đứng mũi”, chứa nhiều trăn trở. Câu chuyện về tôm của anh bắt đầu từ con số hơn 23 ha tôm nuôi ở vụ trước của huyện bị mất trắng, tương đương khoảng 4,5 tỷ đồng. Một con số làm “tiếc đứt ruột” so với những gì mà bà con vay mượn, đầu tư và dãi nắng dầm sương. Nhưng quan trọng hơn cái mất trông thấy là cái mất ở chỗ người dân chỉ mới biết mình, chỉ nhìn thấy mình mà chưa biết đi từ cái lợi chung đến cái lợi riêng, mới thấy cái lợi của một vụ nuôi mà chưa thấy nguy cơ đang ở trước mắt.
 
Để thoát ra khỏi tâm lý tiểu nông, biết làm ăn một cách bền vững, điều mà Phong Điền không chỉ xác định mà còn lên kế hoạch hành động cụ thể. Đó không chỉ là tổ chức lại quan hệ sản xuất trong nuôi tôm theo mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới mà người nuôi phải biết cách khai thác có hiệu quả và có tính cộng đồng bền vững trong việc sử dụng hạ tầng. Với mô hình này, người nuôi tôm sẽ cùng nhau đầu tư và cùng sử dụng hạ tầng, nguồn nước dẫn vào từ biển, cách thức xử lý nước thải từ các hồ nuôi đúng quy trình, tiếp cận dễ hơn các nguồn vốn tín dụng với sự hỗ trợ của chính quyền trong vai trò trung gian. Huyện xác định, sự gắn kết của mối quan hệ giữa người nuôi tôm, kỹ thuật nuôi và đầu mối cung cấp tôm giống để có hiệu quả dài lâu. Đồng thời, tổ chức HTX sẽ là nơi tổ chức thu mua tôm thương phẩm cho người nuôi, giảm và đi dần đến hạn chế tình trạng ép giá, cạnh tranh.
 
Phong Điền hiện đang cần tỉnh hỗ trợ một nguồn kinh phí để cùng với ngân sách của huyện mua máy thử chất lượng tôm giống và đang thành lập một đoàn đi kiểm tra các vùng nuôi tôm. Chính quyền địa phương rất tích cực trong việc này với điều kiện đã được thống nhất: nơi nào không tuân thủ đúng quy hoạch, không đúng quy trình trong kỹ thuật nuôi tôm thì dứt khoát đình chỉ.
 
Điều này, không đơn giản chỉ là để người dân thoát khỏi tâm lý tiểu nông mà còn để người nuôi tôm trên địa bàn trở thành nhà nông thời công nghiệp hóa.

 (TBKTSG) - Tại Hội thảo “Phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL” tổ chức hồi cuối tuần rồi tại Cần Thơ, khi nhận xét về thực trạng kinh doanh du lịch ở ĐBSCL, một cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đã nói, các địa phương đang khai thác du lịch với tư duy tiểu nông. Từ nhiều năm qua, dù có không ít ý kiến đóng góp, nhưng các tỉnh, thành vẫn khai thác du lịch theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Sản phẩm du lịch của các địa phương ở ĐBSCL hiện nay không khác nhau là mấy, ở đâu du khách cũng được đưa đi tham quan vườn trái cây, chèo xuồng, nghe đờn ca tài tử, thưởng thức ẩm thực đồng quê…
Còn nhớ, hồi năm 2004, Công ty Du lịch tỉnh Tiền Giang đưa ra loại hình du lịch tát mương bắt cá thì  chỉ chưa đầy một tuần lễ sau, hầu như các công ty khác cũng đều đồng loạt bổ sung tour này vào chương trình. Do đó, nhiều công ty kinh doanh du lịch đã tỏ ra chán nản, không muốn đầu tư sáng tạo bởi khó tránh tình trạng sao chép.
Chính sự trùng lặp cũng là nguyên nhân dẫn đến những hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp như phá giá, giảm chất lượng dịch vụ... Chẳng hạn, giá tour “Du thuyền trên sông Mêkông” của Công ty Du lịch Hàm Luông (Bến Tre) cho thấy trong 4 giờ ngồi ghe và ghé tham quan nhiều điểm du lịch ở Bến Tre, du khách chỉ phải trả 179.000 đồng cho hai người, và 67.000 đồng nếu đi chung đoàn trên 11 người!
“Giá cả như vậy thì quá thiệt và hạ thấp giá trị nguồn tài nguyên du lịch. Tuy vậy, du khách cũng không muốn trở lại vì chỉ đi một lần là đã “khám phá” được hết Mêkông”, Tiến sĩ Đinh Văn Hạnh, cán bộ Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại TPHCM, nhận định.
Đó là điều dễ hiểu, khi đọc những số liệu tổng hợp từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: năm 2008, tỷ trọng khách đến vùng ĐBSCL chỉ chiếm 8% cả nước, thấp nhất so với các vùng, miền. Bình quân, một du khách quốc tế đến ĐBSCL chỉ lưu trú một ngày, còn khách trong nước lưu trú lâu hơn cũng chỉ… một hay hai ngày. Do đó, thu nhập từ du lịch của vùng này chỉ chiếm 2,75% thu nhập từ du lịch của cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, chỉ gần một nửa trong số khoảng 250.000 lao động trong ngành du lịch vùng ĐBSCL được đào tạo sơ bộ, và phần lớn chỉ qua các khóa học cấp tốc khoảng một tháng. Số nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số lao động đã qua đào tạo, nhưng chủ yếu lại chuyên về ngoại ngữ, khoa học xã hội và tự nhiên!

Tuy nhiên, không thể vì thế mà “đổ” cho nguyên nhân nguồn nhân lực du lịch của ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu, nên thiếu những ý tưởng đột phá.
Bởi như Năm du lịch Quốc gia Mêkông - Cần Thơ năm 2008, đã từng có ý tưởng về một con đường lữ hành kết nối các lễ hội tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Theo đó, du khách từ TPHCM sẽ ghé Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp rồi An Giang. Sau đó, từ An Giang du khách tiếp tục qua Cần Thơ, Sóc Trăng… với những dịch vụ, chương trình tham quan khác nhau.
Chỉ riêng với lượng 4 triệu du khách hàng năm đến An Giang tham dự các lễ hội đã có thể giúp hình thành các dịch vụ suốt tuyến và các địa phương cùng được hưởng lợi. Thế nhưng, theo đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang, trong khi các đơn vị lữ hành ở TPHCM đã vào cuộc, bắt đầu tổ chức tour, thì các tỉnh ĐBSCL, kể cả An Giang lại đứng ngoài. Đã có ý kiến cho rằng đây là ý tưởng hay, nhưng do phải đầu tư tốn kém, lợi nhuận thì chia năm, xẻ bảy nên không ai muốn hợp tác.
“Cái yếu nhất ở đây là tầm vĩ mô, hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển du lịch”, một đại biểu tham dự hội thảo nói trên nhận xét. “Ngoài ra, còn do sự thiếu quyết tâm và “ghen ăn tức ở” giữa các địa phương với nhau”.
Theo một số đại biểu, Tổng cục Du lịch không thể đứng ngoài cuộc trong vấn đề phát triển du lịch ĐBSCL. Cần phải có một quy hoạch và quản lý tốt, cộng thêm những chính sách ưu đãi, sao cho mỗi tỉnh, thành phải xác định thế mạnh của riêng mình để đầu tư và tránh trùng lắp.
Chẳng hạn các tỉnh ở phía tả ngạn sông Tiền (gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp) chỉ nên chú tâm khai thác các tour tham quan di tích văn hóa - lịch sử, cuộc sống đời thường của người dân trên các cù lao, làng nghề, các vùng đất ngập nước… Còn các tỉnh ở hữu ngạn sông Tiền và sông Hậu (gồm Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) thì nên khai thác các tour tham quan, mua sắm, ẩm thực, chợ nổi… Trong khi đó, cụm An Giang, Kiên Giang sẽ khi thác thế mạnh biển, đảo, đồi núi và khai thác du lịch liên tuyến Campuchia, Thái Lan…
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Khi còn là một sinh viên, việc học vẫn là việc chính, song đôi khi có điều kiện được tiếp xúc với công việc thật cũng là một điều hay. Nhưng chưa bằng cấp, không trình độ, làm sao để đi làm đây? Tiêu đề của bài viết đấy mọi người. Làm tình nguyện.
Trên Saga nhà mình, cũng có những bài nói nhiều về vấn đề tiền lương, và đa phần ý kiện mọi người cho rằng lương rất quan trọng. Nhưng điều đó đúng tùy vào hoàn cảnh. Nó đúng khi chúng ta đã học xong, đi làm trở thành công việc chính của bạn. Còn giờ công việc chính của ta là đi học do vậy gọi là đi làm nhưng thực chất là đi học hỏi kinh nghiệm thì chính xác hơn. “Đôi khi tìm được một môi trường rèn luyện mà em không phải trả học phí đã là quá may mắn rồi đó.”-gocnhomayman.
Quay trở lại tiêu đề chính, để xem chúng ta được lợi gì nào?
1. Thiết lập mối quan hệ
Cho dù chỉ là một công việc tình nguyện, nhưng khi đã đi làm thì không thể không có các mối quan hệ mới. Và nếu bạn khéo léo có thể chắt lọc các mối quan hệ có ích cho công việc chính của ta sau này thì quá tuyệt phải không? Không ít các sinh viên trẻ hoặc nhân viên mới vào làm “lên như diều gặp gió”, dĩ nhiên không chỉ hoàn toàn là dựa vào năng lực bản thân.
2. Mở mang kiến thức. 
Ông bà ta có câu, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu này tuyệt đối đúng. Những mối quan hệ mới sẽ kéo theo những tình huống mới, những va vấp mới sẽ giúp bạn cứng cáp hơn. Không chỉ vậy, ngoài việc khả năng chuyên môn được trao dồi, bạn còn học được các yếu tố để thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Bạn sẽ thấy có những kiến thức mà chả ai có thể dạy ta ngoài ta.
3. Không bị áp lực
Dĩ nhiên là đã làm việc thì bạn phải có trách nhiệm với công việc đó. Nhưng rõ ràng là bạn không có lương, còn người khác thì có. Nên các sếp cũng không thể đòi hỏi quá cao về bạn như bao nhân viên khác. Điều đó sẽ có lợi cho những người mới vào làm, khi mà thành công thì ít mà thất bại thì nhiều (cái gì cũng mới mẻ mà).
Làm tình nguyện, không lương cũng đồng nghĩa với việc bạn không nằm trong biên chế của cơ quan, điều này không quá quan trọng nếu bạn làm trong một môi trường làm việc tốt. Nhưng nó sẽ cần thiết nếu môi trường của bạn có lắm kẻ dèm pha, thì việc “học hỏi” của bạn sẽ cần yếu tố này trợ giúp đấy. “Nó là nhân viên mới đấy, đừng giúp nó sau này nó vượt mặt mình”. “Nó chỉ là con bé đi học thêm, nói cho nó biết một vài điều cũng chẳng ảnh hưởng gì”.
Hai tình huống này có lẽ mọi người quá hiểu.

4. Bản hồ sơ đẹp

Một điều rất thiếu và cũng rất khó của các sinh viên mới ra trường hiện nay là kinh nghiệm làm việc. Đâu đâu cũng yêu cầu, cần có x năm kinh nghiệm làm việc. Trời ơi, vừa mới ra trường lấy đâu ra thứ đó bây giờ. Trong lúc đám bạn vò đầu bứt tai thì bạn lại có thể ung dung điền vào bản hồ sơ cá nhân của mình những nơi đã từng làm (dù có lương hay tình nguyện cũng là đi làm mà).
 
Còn một mảng nữa của bài viết đó là đối với những cơ quan, hoặc cá nhân đang làm việc. Những công việc không công, nhưng lại có tác dụng khác to lớn như truyền thông, quảng bá thương hiệu v.v…, vấn đề em cũng chỉ hiểu khá mơ hồ, mong ai đã có kinh nghiệm chỉ giúp.
 
 
 
 
"Dù đi làm cộng tác viên không có lương, các bạn nên đi làm hơn là ở nhà chờ việc tự đến trước khi có việc ổn định. Các bạn sẽ học được rất nhiều điều" - là lời khuyên của đại diện Công ty cổ phần Công nghệ cao Bách Khoa.
Khoảng trăm gian hàng tham gia nhưng đông nghẹt người tìm cơ hội việc làm. Thông tin tuyển dụng có hạn: Công ty chuyên về chăm sóc da và tóc Yến Trang tuyển 5 nhân sự, Công ty Việt Phương tuyển 3 vị trí, Công ty Phát triển kinh tế thanh niên tuyển 2 vị trí, Công ty May mặc quốc tế Phú Nguyên tuyển phiên dịch tiếng Trung Quốc... Chỉ có các công ty nước ngoài như Bảo hiểm AIA, Singapore International teaching consultancy và một số văn phòng lao động việc làm mỗi đơn vị tuyển vài trăm vị trí nhưng là những thông tin tuyển dụng đã được quảng bá từ lâu và ở nhiều nơi khác rồi.
Tại Diễn đàn việc làm sinh viên (SV), doanh nghiệp và SV đã đối thoại. Bạn Nguyễn Bích Trà, K45 Kinh tế đối ngoại băn khoăn vì mỗi lần đi xin việc phải trưng ra (và bị hỏi) về rất nhiều chứng chỉ: "Có cần nhiều chứng chỉ như thế không để tìm được việc làm tốt? Các nhà tuyển dụng qua hội chợ này đánh giá như thế nào về SV khoa Kinh tế chúng em?". Ông Phan Quốc Việt, Giám đốc Công ty Tâm Việt hài hước: "Mục tiêu sai nên đào tạo sai. Cần đặt mục tiêu là làm được việc. Tôi có tham gia cả công tác đào tạo nên có bạn SV mới đến hỏi tôi: Thầy ơi, em nộp tiền rồi có được cấp chứng chỉ không. Tôi bảo: Tôi xin lạy chị 3 lạy, tôi không làm được việc ấy. Mà nếu đủ các loại chứng chỉ vẫn không làm được việc thì tôi vẫn dắt tay ra khỏi cửa". Đoàn Luật sư Hà Nội có lần đã "thất bại" khi cho một luật sư có chứng chỉ C tiếng Pháp đi học ở Pháp. Ai ngờ đến Đại sứ quán Pháp phỏng vấn trượt thẳng cẳng. Họ không hỏi chứng chỉ, chỉ ngồi nói chuyện và người có chứng chỉ thì ngồi... nghe.
Anh Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CTT phân tích cái yếu của hai bên: các công ty tư nhân đa phần nhỏ, quy mô hoạt động yếu, quy trình làm việc chưa được chuẩn hóa, không có bộ phận riêng để đào tạo, hướng dẫn, còn sinh viên mới ra trường thì bỡ ngỡ, thụ động. Nhưng ông Phan Quốc Việt cho rằng cần phải có kỹ năng tìm việc và khả năng thuyết phục: "Xin ngài giám đốc cứ nhận em đi! Sau 6 tháng, nếu em không làm được thì đuổi em cũng không muộn và em xin trả lại tiền đào tạo. Và công ty biết chọn người là chọn người luôn tăng trưởng chứ không phải chọn một người có kinh nghiệm nhưng tụt dần dần". Ông tuyên bố sẽ tuyển người nói giỏi, thu hút người nghe (chứ không theo thông lệ trước nay người ta chỉ tuyển người học giỏi) để cho thực tập và đích thân đào tạo. Ông chê: "Xưa nay người ta cứ phải xin vào làm cơ quan nhà nước, thế mới đau" và tuyên bố "tôi nhận cô Mai và đích thân đào tạo" khi Phương Mai - K48 Luật Kinh doanh trong phút may mắn ngẫu nhiên trả lời sẽ chọn công ty tư nhân để được rèn luyện sự năng động chứ không vào thực tập ở công ty nhà nước nếu cả hai cùng đồng ý nhận. "Dù đi làm cộng tác viên không có lương, các bạn nên đi làm hơn là ở nhà chờ việc tự đến trước khi có việc ổn định. Các bạn sẽ học được rất nhiều điều" - là lời khuyên của đại diện Công ty cổ phần Công nghệ cao Bách Khoa.
Ngoài ra, người ta còn thấy khá đông nam SV ghé thăm như để bầu chọn gương mặt xinh nhất ở gian trưng bày của khoa Ngôn ngữ, chỗ mấy chục trang giới thiệu kèm ảnh được ép plastic về các gương mặt sinh viên tiêu biểu (chủ yếu là nữ) do thầy Trần Trí Dõi mới ký ngày 21.11 và địa chỉ liên hệ của từng bạn. Có lẽ các đơn vị khác cũng nên giới thiệu "sản phẩm" đào tạo tiêu biểu công khai như vậy ở các hội chợ việc làm.
 
 
 
 
Lợi ích của làm việc không lương
1. Có cơ hội tìm hiểu những lĩnh vực mới
Đây là cơ hội để bạn khám phá một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và hấp dẫn. Richard Chun, giám đốc một công ty marketing ở thung lũng Silicon, đã dành khoảng thời gian đầu trong sự nghiệp của mình làm việc không lương để có kinh nghiệm về những ứng dụng của iPhone.
Chun nói: "Tôi muốn tìm hiểu về lĩnh vực mới mẻ đang gây được nhiều sự chú ý này. Tôi giúp công ty lập chương trình marketing cho một sản phẩm và nó đã trở thành ứng dụng số 1 trong lịch sử của iPhone".
Làm việc không lương, bạn có thể đi tiên phong trong lĩnh vực mình muốn theo đuổi, đồng thời chứng tỏ sự sáng tạo và tầm nhìn xa của bạn.
2. Xây dựng mạng lưới quan hệ
Khi làm việc không lương, bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người với chức vụ và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Việc này còn tốt hơn là ngồi nhà để post sơ yếu lí lịch lên mạng hay các trung tâm việc làm.
Al Hulvey, chủ tịch và là người sáng lập GreetingsManager.com ở thung lũng Silicon, thừa nhận giai đoạn làm việc không lương đã giúp ông gặp gỡ, xây dựng mạng lưới quan hệ và tiếp cận với những công nghệ mới.
3. "Tô hồng" sơ yếu lí lịch
Một lỗ hổng trong sơ yếu lí lịch là nỗi lo chung đối với những người tìm việc. Làm việc không lương giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ sung vào sơ yếu lí lịch và loại bỏ sự căng thẳng khi phải tìm cách giải thích lỗ hổng đó với nhà tuyển dụng.
4. Góp nhặt tự tin
Làm việc không lương sẽ nâng cao sự tự tin và giúp bạn tìm ra mục đích làm việc của mình. Mục đích này sẽ ảnh hưởng tới cách bạn thể hiện trong cuộc phỏng vấn cũng như thúc đẩy bạn làm việc tốt trong công việc sau này.
5. Có những người giới thiệu nhiệt tình
Sau khi làm việc không lương một thời gian, bạn sẽ có những người giới thiệu nhiệt tình, đó có thể là sếp hoặc đồng nghiệp. Họ sẵn sàng giúp đỡ, giới thiệu bạn với nhà tuyển dụng mới với những nhận xét tốt nếu bạn chứng tỏ mình đã làm việc một cách tốt nhất dù không có sự khích lệ về tài chính.
6. Theo đuổi công việc mơ ước
Nếu không có sức ép về tài chính, bạn có thể làm việc không lương để kiên trì theo đuổi công việc mơ ước của mình. Ví dụ, bạn yêu thích marketing nhưng chưa công ty nào chấp nhận, bạn có thể làm việc không lương giai đoạn đầu để tích lũy kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng cần thiết. Sau một thời gian, bạn sẽ tìm được công việc mơ ước, tất nhiên là được trả lương.
 
 
Trong trường hợp bạn không được chọn vào vị trí công việc bạn mong muốn hãy cân nhắc về việc làm không lương tại các vị trí tương tự tại các công ty có uy tín hoặc các tổ chức phi chính phủ mà bạn yêu thích. Thời gian làm việc có thể là từ 1 đến 3 ngày/tuần.
Tất nhiên các công ty luôn mong muốn tuyển dụng nhân viên mà không cần trả thù lao. Khi đã được chấp nhận làm việc tình nguyện, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới để chuẩn bị cho những công việc thực sự tiếp theo.
Ví dụ: Susan 1 sinh viên mỹ thuật mới tốt nghiệp muốn được làm việc ở phòng tranh nhưng cô không tìm được 1 công việc như thế trên các website việc làm. Cô đã tình nguyện giúp công ty tổ chức buổi triển lãm tranh tại Viện bảo tàng 1 tuần/ lần. Tại đây, Susan đã gặp các ông chủ phòng tranh nổi tiếng và 1 trong số họ đã quyết định tuyển dụng cô về làm việc
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc