TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.221

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài Thu Hoạch_Trần Thị Lan Anh

Đăng lúc: Thứ tư - 28/11/2012 22:13
Trở thành doanh nhân thành đạt là ước mơ không chỉ riêng mình. Vì vậy, mình xin chia sẻ một vài hiểu biết về gia đình doanh nhân để nhận được sự quan tâm và góp ý từ các bạn. Bạn có bao giờ thắc mắc về cuộc sống và gia đình của một doanh nhân? Thực chất, điều ấy không hề xa vời mà rất gần gũi với chúng ta. Khi bạn hay tôi thực hiện một công việc mua bán, dịch vụ, một công việc kinh doanh thì bạn chính là một doanh nhân. Vậy gia đình của doanh nhân là một gia đình có bất cứ ai tham gia vào hoạt động kinh doanh.
XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH DOANH NHÂN


CÁC YẾU TỐ QUAN HỆ TẠO LẬP GIA ĐÌNH CỦA DOANH NHÂN.
 
Trở thành doanh nhân thành đạt là ước mơ không chỉ riêng mình. Vì vậy, mình xin chia sẻ một vài hiểu biết về gia đình doanh nhân để nhận được sự quan tâm và góp ý từ các bạn.
 
Bạn có bao giờ thắc mắc về cuộc sống và gia đình của một doanh nhân? Thực chất, điều ấy không hề xa vời mà rất gần gũi với chúng ta. Khi bạn hay tôi thực hiện một công việc mua bán, dịch vụ, một công việc kinh doanh thì bạn chính là một doanh nhân. Vậy gia đình của doanh nhân là một gia đình có bất cứ ai tham gia vào hoạt động kinh doanh.
 
Doanh nhân thường cần đến 3 nhóm người cho kinh doanh. Nhóm thứ nhất : có tiềm năng vật chất. Nhóm thứ hai : có thế lực, quan hệ. Nhóm thứ ba: cả hai. Trong quá trình kinh doanh, họ tìm được những người tri kỷ, và đó là yếu tố tạo lập gia đình doanh nhân.
 
Các yếu tố tạo lập gia đình của doanh nhân hiện hữu trong quá trình thực hiện công việc kinh doanh của họ. Ví như họ hợp tác với một đối tác khác phái, biết đâu sẽ là người tri kỷ của họ, hoặc giả sẽ tìm kiếm những phẩm chất tương tự cho gia đình của mình.
 
Cuộc sống của một doanh nhân chính là cuộc sống của một người bình thường. Khi ta lớn lên, trưởng thành, việc kết hôn là tất yếu. Doanh nhân cũng vậy. Họ tạo lập gia đình khi tìm được người tri kỷ, sự nghiệp ổn định, cảm thấy thời điểm phù hợp với bản thân.
 
Gia đình là tế bào của xã hội. Vì vậy, gia đình của doanh nhân cũng cần phải giữ gìn được những văn hóa tốt đẹp bên cạnh việc giao lưu và tiếp thu những văn hóa mới.
 
Văn hóa trong gia đình doanh nhân nên được gìn giữ từ những nếp sống, truyền thống tốt đẹp như một gia đình bình thường. Việc tôn trọng và ghi nhớ những cội nguồn, cơ bản là vô cùng quan trọng. Các thành viên phải luôn yêu thương và đùm bọc nhau. Cha mẹ chăm sóc con cái dù bận việc, con cái luôn hiếu thảo dù đã thành công.
 
Như vậy, văn hóa gia đình doanh nhân là vấn đề 2 mặt. Mặt dễ khi ta nhìn từ khía cạnh của tâm thức, tư duy, như một gia đình bình thường. Mặt khó khi ngày nay, các gia đình doanh nhân hầu như không còn giữ gìn được những điều tốt đẹp.
 
Các bạn có muốn thử sức để xây dựng một gia đình doanh nhân văn hóa không? Các bạn đừng chần chừ gì nữa, bạn có thể liên hệ với địa chỉ sau:
 
CÔNG TY CỔ PHẦN CUỘC SỐNG THỊNH VƯỢNG
Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà Thiên Sơn, số 05 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, HCM
ĐT Hỗ trợ: 0907.634.379 - 0909.568.959
 
LUÔN LUÔN YÊU THƯƠNG - SẴN SÀNG CỐNG HIẾN - KHÁT KHAO TẬN HƯỞNG !!!
 
20 câu hỏi về vấn đề: Các yếu tố tạo lập gia đình của doanh nhân.
 
1.Doanh nhân là gì?
   Doanh nhân là bất kỳ ai, từ một người tham gia một công việc mua bán, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, cho đến những chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp.
 
2.Gia đình doanh nhân là gì ?
  Gia đình của doanh nhân là những gia đình có người tham gia vào kinh doanh. Nói cách khác, mỗi gia đình ai cũng đều có thể là doanh nhân.
 
3.Có mấy nhóm người mà doanh nhân tìm kiếm?
            Có 3 nhóm người mà doanh nhân luôn tìm kiếm.
 
4.Nêu tên 3 nhóm mà doanh nhân tìm kiếm?
Nhóm thứ nhất: người có vật chất (tiền, vốn, hàng hóa..)
Nhóm thứ hai: người có các mối quan hệ, quyền lực, việc làm
Nhóm thứ ba: người có khả năng giải quyết cả 2 cái trên.
 
5.Cho 1 ví dụ về doanh nhân theo nghĩa rộng?
Đó là bạn. Khi bạn nhận công việc làm thêm ở nhà, đó là doanh nhân. Khi bạn bán hàng, kinh doanh trực tuyến Internet, đó là doanh nhân.
 
6.Quan niệm lập gia đình chi phối cái gì ở người doanh nhân?
Quan niệm lập gia đình chi phối cách quản lý kinh doanh của một người.
 
7. Chặng đường phát triển của một người kinh doanh đồng hành với cái gì?
Chặng đường phát triển của một đời người kinh doanh đồng thời phát triển văn hóa    gia đình của người đó.
 
9. Có phải doanh nhân luôn tìm kiếm người đồng hành suốt cuộc đời cũng là doanh nhân?
Không phải luôn như vậy. Nhiều vợ hoặc chồng của doanh nhân không phải là doanh             nhân.
 
10. Văn hóa gia đình của doanh nhân là gì ?
Văn hóa gia đình của doanh nhân chính là những văn hóa của những gia đình bình  thường, nhưng thành viên trong gia đình là doanh nhân.
 
11. Văn hóa gia đình ảnh hưởng đến doanh nhân như thế nào?
Doanh nhân đem văn hóa gia đình đến doanh nghiệp, thể hiện con người doanh nhân như thế nào và gia đình như thế nào đã đào tạo nên con người như vậy.
 
12. Ngược lại, doanh nhân ứng xử như thế nào với văn hóa gia đình?
Nhiều doanh nhân thành đạt đã quen với sự thành công, tự mãn tự cao. Họ vô tình     đánh mất những yếu tố cơ bản trong gia đình, làm mất văn hóa gia đình.
 
13. Cho ví dụ về cách ứng xử của doanh nhân khi đánh mất giá trị văn hóa gia đình?
            Do thành công, họ được nhiều người ngưỡng mộ và nịnh hót. Họ xem họ là tầng lớp trên, coi thường anh em, cha mẹ, họ hàng.
 
14. Tại sao phải xây dựng văn hóa gia đình?
Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình tốt đào tạo nên những công dân tốt, là nền tảng cho một quốc gia phát triển.
 
15. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
    Mỗi doanh nhân đều là một công dân của xã hội. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là xây dựng văn hóa mỗi cá nhân nói riêng, và văn hóa xã hội nói chung.
 
16. Tại sao phải xây dựng văn hóa gia đình của doanh nhân?
            Kết hợp câu trả lời của 2 câu trên ta thấy rằng một công dân tốt cần phải có văn hóa ở cả gia đình và doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ tâm của mỗi người.
 
17. Theo bạn, một doanh nhân nếu thiếu văn hóa gia đình hoặc văn hóa doanh nghiệp sẽ như thế nào?
    Rất khó chỉ thiếu 1 trong 2, thường sẽ đủ cả 2 hoặc thiếu cả 3. Vì văn hóa nằm trong mỗi con người, đã có văn hóa thì gốc rễ là có văn hóa, mọi lúc mọi nơi đều có văn hóa.
 
18. Vậy làm thế nào để xây dựng văn hóa gia đình_doanh nghiệp?
Ta phải xuất phát từ tâm, học từ những văn hóa cơ bản.Có thể ta đã biết nhưng cũng đã quên, ta phải học lại, ngẫm lại từ những điều nhỏ nhặt.
 
19. Làm thế nào xây dựng văn hóa gia đình của một doanh nhân?
            Phải xây dựng bản thân doanh nhân là người có văn hóa là cốt lõi nhất.
 
20. Vậy làm sao để xây dựng bản thân mình là người có văn hóa?
Học lại từ những điều nhỏ nhặt, học từ tâm, chia sẻ, thật lòng với những người xung quanh.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc