TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.425
  • Tổng lượt truy cập: 7.679.745

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Sách : 09 Kỹ năng xây dựng Văn hóa Doanh Nghiệp (Phần II)

Đăng lúc: Thứ năm - 29/11/2012 02:39 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Một doanh nghiệp nhỏ luôn luôn muốn phát triển mở rộng ra, cứ nghĩ hễ vay được tiền là mở rộng, huy động được vốn là mở rộng, ký được hợp đồng là mở rộng. Nhưng họ quên rằng khi muốn mở rộng ra sản phẩm nhiều hơn, quy mô lớn hơn thì phải quay về trước tiên là xây dựng hệ thống quản lý, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống quản lý.
KỸ NĂNG 2:

ĐỂ NGƯỜI TIÊU DÙNG NHỚ ĐẾN LOGO VÀ NHÃN HIỆU SẢM PHẨM LÂU DÀI
Nguyên tắc sản xuất ra sản phẩm, bán nhãn hàng hoặc giá trị dịch vụ nào đó, nếu nghiên cứu cách “cộng thêm” cho người tiêu dùng và cả người đứng ra bán (phân phối) sản phẩm thì doanh nghiệp thường sẽ thành công. Người châu Á luôn luôn có nhu cầu này, còn người châu Âu ít quan tâm đến sự “cộng thêm” mà là minh bạch commission (huê hồng). Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đã cho nhiều hơn nữa là khác mà sao khách hàng vẫn không mua, không quan tâm đến hàng hóa, sản phẩm của họ. Tại sao? Vì có thể các doanh nghiệp ấy cho mà không biết rằng khách hàng có cần “cái sự cho”, cái quyền lợi “cộng thêm” đó hay không? Cái cho cũng đòi hỏi kỹ năng và cả nghệ thuật. Nếu bạn cho khách hàng, cộng cho người tiêu dùng thêm một thứ gì đó có giá trị nhưng khách hàng lại không thấy quyền lợi hoặc cái giá trị được cho thì cái “cộng thêm” của bạn trở nên vô nghĩa, đôi khi còn bị tác dụng ngược, đó là người tiêu dùng cho rằng “đồ thừa”. Như vậy “của cho” không bằng “cách cho”. Ví dụ: Có nhãn hàng dầu gội dành cho phụ nữ khuyến mãi thêm một chai dầu gội 200ml dành cho nam giới khi mua chai dầu gội nữ loại 800ml. Điều này sẽ dễ gây cảm tình cho người mua, đặc biệt là quý cô sẽ nghĩ rằng: “Mình mua chai dầu gội này cho mình, còn chai dầu gội nhỏ kèm theo sẽ tặng cho ông xã hoặc người yêu”. Nói một cách nào đó, nhãn hiệu dầu gội đó đã đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng hiểu giá trị của cái “cộng thêm” của nhà sản xuất. Và, điều quan trọng là nhà sản xuất đã biết cách để cho người tiêu dùng mua và nhớ đến (có tình cảm) thương hiệu hoặc một nhãn hàng nào đó của mình.

Vậy điều gì sẽ khiến người tiêu dùng nhớ đến logo, nhãn hiệu hàng hóa của sản phẩm hay thương hiệu của công ty được lâu dài nhất? Có 3 điều để nhớ. Điều (1) nhãn hàng hay thương hiệu nào mà bổ sung quyền lợi cho khách thì khách thích; (2) cao hơn nữa là không phải chỉ bổ sung quyền lợi mà còn làm cho hàng hóa có giá trị, tức “của cho” không bằng “cách cho”, (3) nhãn hàng nào mà làm cho người tiêu dùng xem đó không phải hàng hóa đơn thuần mà là quà tặng văn hóa. Xin nói thêm rằng, khi người tiêu dùng mua một sản phẩm, ngoài ý nghĩa tiêu dùng, sản phẩm ấy hàm chứa văn hóa, tức nó bổ sung cho giá trị của người tặng cho người nhận thì doanh nghiệp sẽ thành công. Nói một cách khác, quản trị thương hiệu phải bổ sung giá trị sử dụng và quyền lợi cho khách trong sản phẩm, dịch vụ. Đừng bao giờ nghĩ rằng, khi anh chiết khấu cho người ta 10% huê hồng thì xem là người ta “ăn” của mình là không đúng; người quản trị doanh nghiệp nghĩ rằng khuyến mãi, “cộng thêm” là cho người ta cũng hoàn toàn sai. Giá trị sử dụng, tức sử dụng phải có giá trị, mà giá trị càng cao là giá trị văn hóa. Giá trị văn hóa của sản phẩm càng cao sẽ vượt lên trên nhiều lần so với trị giá của sản phẩm. Chỉ có những người đã từng thất bại trong cho tặng, khuyến mãi hoặc sạt nghiệp hoặc người làm quản trị thương hiệu chuyên nghiệp mới “thấm” được điều này.



KỸ NĂNG 3

ỔN ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG




Người quản trị thương hiệu đẳng cấp phải hiểu rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, tức phải cho người ta “thử” trước. Chẳng hạn, trong du lịch, người ta thường tổ chức cho khách hàng những chuyến Famtrip, tức là du lịch “thử trước”, đi tour thử. Hay có nhiều trường đào tạo hiện nay còn cho người ta đi học thử trước một tuần, nếu người học cảm thấy thích, phù hợp với mình rồi mới đóng học phí để tiếp tục học. Nên nhớ rằng, cho khách hàng “thử” không có nghĩa là cho, tặng, biếu, không phải “cấp dưỡng” mà là phải biết trân trọng, vì giá trị của người tiêu dùng cao hơn sản phẩm hay dịch vụ của mình. Điều này dễ hiểu, vì người mua có thể là bộ trưởng, thứ trưởng, đại gia… Phải làm sao cho khách hàng biết ơn hoặc phải ghi nhận được sự cầu thị của doanh nghiệp trong việc cho thử san phẩm, dịch vụ. Một điều bất di bất dịch, đó là sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng thử lần đầu cũng như lần sau phải giống nhau về chất lượng. Không thể có tình trạng “hàng thử” làm mồi tốt hơn hàng bán ra sau này. Như vậy, khi người tiêu dùng phát hiện ra điều này sẽ đánh mất niềm tin vào nhà sản xuất, vì họ biết mình đã bị lừa. Khi nhà sản xuất nhận ra những điều đó thì người mua mới chấp nhận thương hiệu vào trong lòng. Nhà doanh nghiệp phải thật sự khiêm tốn, lặng lẽ, âm thầm chiếm lĩnh tâm hồn ngừơi khác, chứ không phải sự hung bạo, tài phiệt mà chiếm lĩnh tâm hồn.

Khi người quản trị hiểu được tất cả những điều trên sẽ có một chuỗi những cách giữ cho được giá trị thương hiệu mang tính bền vững. Cái gì bền vững thì người ta mới gọi là sự nghiệp. Mà sự nghiệp kinh doanh thì người ta gọi là doanh nghiệp. Người làm ra một sự nghiệp kinh doanh bền vững thì người ta gọi là doanh nhân. Cho nên tổ quốc không có ngày tôn vinh nhà giàu, trọc phú mà tôn vinh doanh nhân, tức là tôn vinh những người giữ được giá trị thương hiệu bền vững. Thương hiệu bền vững không chỉ của riêng một tác giả, một nhóm, hội đồng quản trị, nhà máy sản xuất nữa mà thương hiệu có giá trị và bền vững là do hàng triệu người mua quyết định. Nói một cách khác, giá trị thương hiệu là do người tiêu dùng quyết định chứ không phải do nhà sản xuất quyết định. Người tiêu dùng là nhân dân, là đồng bào. Chủ doanh nghiệp, CEO tôn trọng nhân dân, tôn trọng đồng bào.

Nhiều chủ doanh nghiệp do thiếu thông tin nên tưởng rằng in danh thiếp, bảng hiệu, panô, bao bì là thương hiệu. Điều này không phải, cái đó mới chỉ là nhóm thông tin về doanh nghiệp, nhãn hàng mà thôi. Phải trải qua chu kỳ dài sinh - lão - bệnh - tử, trải qua sự so sánh với các nhãn hàng cùng loại, đối diện vơi hàng trăm ngàn người tiêu dùng cùng lựa chọn những nhãn hàng tương đương, trừ đi những nhãn hàng khác và còn lại nhãn hàng của mình được người tiêu dùng giữ lại trong tay, họ mang về nhà sử dụng hoặc đi biếu, hoặc giữ hàng đó làm tài sản thì sản phẩm đó mới có thương hiệu. Ví dụ, trong 500 tờ báo, ấn phẩm, người ta lấy một ấn phẩm để lưu giữ, nâng niu, mang ra khoe giá trị, đó mới chính là giá trị thương hiệu của nhà sàn xuất được ghi nhận.

Hiểu chưa đúng về cách xây dựng một thương hiệu đồng nghĩa với việc làm sai một sự nghiệp kinh doanh. Hệ thống luật pháp kinh doanh trên thế giới, trong hội nhập WTO, họ đã cho Việt Nam biết rằng, doanh nhân thật sự phải có chuyên gia trợ giúp, để 149 quốc gia đưa hàng vào Việt Nam mà hàng thương hiệu Việt của chúng ta vận giữ được thị trường 80 triệu dân mua hàng của ta. Đồng thời, hàng của Việt Nam phải đi vào 149 quốc gia khác, phù hợp với văn hóa nước họ, dân tộc họ. Ổn định giá trị thương hiệu Việt là việc làm nghiệm túc, hệ trọng, tôn vinh của một nền kinh tế, một dân tộc. Sứ mệnh này trong tay của mỗi cán bộ công nhân viên doanh nghiệp và trước hết là chủ doanh nghiệp. Yêu nước, yêu dân tộc là yêu thương hiệu Việt. Phát triển thương hiệu Việt là trách nhiệm của mỗi doanh nhân Việt. Phải có kỹ năng này mới bảo vệ được thương hiệu Việt.
KỸ NĂNG 4

QUAN LÝ THÔNG TIN VỀ THƯƠNG HIỆU
(Nhận diện khủng hoảng thông tin
 và cách xử lý khủng hoảng thông tin trong doanh nghiệp)

 

Khi doanh nghiệp đổi mới, lo cho người tiêu dùng hết lòng, khi nhãn hàng ổn định về chất lượng, thì doanh nghiệp phải cố gắng làm giá trị thương hiệu càng đi xa. Bởi vì mỗi thương hiệu là đại sứ văn hóa của mình. Mà đại sứ đi tới đâu thì không gian văn hóa của doanh nghiệp đi tới đó. Quản lý không gian văn hóa người ta gọi là quản lý thông tin thương hiệu. Còn khuyếch trương không gian văn hóa người ta gọi là nghề PR hay truyền thông thương hiệu. Không phải doanh nghiệp quảng cáo trên báo, đăng trên truyền hình, làm tập gấp giới thiệu mà gọi quản lý thông tin là không phải, cái đó mới gọi là vật phẩm thông tin mà thôi, chưa tạo nên không gian văn hóa thương hiệu. Không gian văn hóa là cách ứng xử trong nội bộ nhân viên, cách đối xử hành vi đối với người tiêu dùng, cách xử lý hành vi khi bị đối thủ cạnh tranh xúc phạm, tấn công, cách đòi nợ với đại lý, cách thanh toán thu hồi sản phẩm bị lỗi, sửa sai, cộng với chuỗi huấn luyện người tiêu dùng, nhân viên bên trong và hợp tác với cộng đồng hệ thống chính quyền khắp nơi mà nhãn hàng mình có mặt…, tất cả điều đó tạo thành không gian văn hóa. Nếu doanh nghiệp nào làm tốt những điều ấy thì hình ảnh đại sứ không gian văn hóa của mình trơ nên sừng sững. Khi không gian văn hóa của thương hiệu đã có như ngọn cờ sừng sững rồi thì thương hiệu của doanh nghiệp đi đến đâu, sản phẩm sẽ tràn ngập đến đó, hay nói cách khác là chiếm lĩnh thị trường, theo thuyết “quân tiến quân theo cờ”.

Xây dựng không gian văn hóa chính là tầm nhìn trí tuệ. Cho nên, người ta tôn vinh doanh nhân, tôn vinh giá trị văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp là vậy. Một doanh nghiệp có không gian văn hóa lan tỏa thì doanh nghiệp đó phải bắt đầu từ một không gian văn hóa trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, người chủ doanh nghiệp luôn biết biến không thành có, vượt khó, duy trì đời sống việc làm, chăm lo bữa ăn tình người với người lao động. Đối với người lao động nhập cư, chủ doanh nghiệp ngoài việc làm căn tin, phòng giải trí thì còn làm thêm phòng thư viện, thậm chí phòng chỉ dành để khóc, tức là nơi để công nhân được khóc. Khóc là sao? Nhớ que cũng khóc, ở xa ngày giỗ về không được cũng khóc, tình cảm trục trặc cũng khóc, căng thẳng trong môi trường làm việc cũng khóc... Quyền được khóc là quyền làm người, quyền của con người, cho nên chủ doanh nghiệp nào mà cho người ta quyền được khóc thì chủ doanh nghiệp có tâm hồn lớn biết bao! Qua đó chủ doanh nghiệp cũng gửi gắm đến công nhân, đến người tiêu dùng rằng, doanh nhân cũng khóc. Ông chủ doanh nghiệp khóc thì hàng hóa, sản phẩm có khóc không? Chắc rằng thương hiệu - nhãn hàng cũng khóc! Nếu người chủ doanh nhân và giới quản lý khắp nơi biết lắng nghe lời tự tình của “giọt nước mắt thương hiệu” thì sẽ cao thượng đến chừng nào!

Khi đã có đại sứ văn hóa tốt, lúc xảy ra những thông tin không tốt, những thông tin tiêu cực về nhãn hàng, về sản phẩm, về doanh nghiệp (hay còn gọi là khủng hoảng thông tin) thì doanh nghiệp sẽ có “nơi nương tựa”, đó là niềm tin yêu của người tiêu dùng. Mà nương tựa mới mang tính bền vững. Như vậy, phải quản lý thông tin, cung cấp, chia sẻ, giữ gìn thường xuyên hình ảnh về thương hiệu, về sản phẩm và làm cho người tiêu dùng không bao giờ nhận thức sai về thông tin của mình. Nếu không làm tốt điều này, đối thủ cạnh tranh sẽ có thể lợi dụng chen vào những chỗ hở đánh sập thông tin, hoặc thao túng thông tin bất lợi cho ta nhưng có lợi cho họ. Trong khi đó, khi người tiêu dùng bị đè ép thông tin của nhãn hàng mà họ đang tiêu dùng thì rất dễ nảy sinh ra tâm lý là họ chọn nhãn hàng mới cho an toàn, khỏi bận tâm suy nghĩ. Còn nếu doanh nghiệp biết quản lý thông tin tốt, có nghệ thuật xử lý khủng hoảng thông tin một cách bài bản, chuyên nghiệp thì sẽ không sợ điều này, thậm chí còn lật ngược tình thế để tạo ra dấu ấn mới cho nhãn hàng, cho sản phẩm. Tức doanh nghiệp thuyết phục người tiêu dùng bằng sự khác biệt. Cho nên phải có văn hóa cộng đồng là vậy. Tại sao những nhãn hàng của Mỹ, châu Âu toàn cầu hóa rất nhanh, vì họ kinh doanh dựa trên nền tảng văn hóa cộng đồng. Còn chúng ta vẫn còn tồn tại văn hóa gia tộc, sau lũy tre làng, còn mang tính sở đoản, tiểu nông, nên thương hiệu chúng ta khó chinh phục toàn cầu.

Quay lại với vấn đề quản lý thông tin về thương hiệu. Trong thời đại bùng nổ thông tin và khủng hoảng thông tin có thể xảy ra bất cứ khi nào đối với tất cả các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nhận diện hoặc không có sự phòng ngừa khủng hoảng thông tin cũng như cách xử lý khủng hoảng thông tin khi có khủng hoảng thông tin xảy ra, thì sẽ bị lúng túng, xử lý không kịp thời, khiến thương hiệu bị tổn thương, người tiêu dùng hoang mang, mất niềm tin. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tiên lượng trước những tình huống có thể xảy ra đối với sản phẩm, doanh nghiệp của mình để đối phó và giải hết hết sức kịp thời, thỏa đáng để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Một vấn đề mà không ít doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng khi xảy ra khủng hoảng thông tin, đó là thường né tranh giới truyền thông, đổ trách nhiệm cho người tiêu dùng hoặc một bên thứ ba nào đó. Điều này đứng về mặt quản lý truyền thông và xử lý khủng hoảng thông tin là không phù hợp. Doanh nghiệp phải nhận thức rằng, khi khủng hoảng thông tin xảy ra đố với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, thì hơn ai hết, mình là nhà sản xuất, làm ra sản phẩm, dịch vụ ấy, điều đầu tiên nhà sản xuất phải có trách nhiệm với sản phẩm cửa mình trước đã. Còn chuyen ai đúng, ai sai sẽ phân giải sau. Nếu nhà sản xuất làm được điều đó sẽ có hiệu quả ngay, ít nhất sẽ cho người tiêu dùng (và công chúng) thấy rằng nhà sản xuất có thái độ cầu thị, xem khách hàng và dư luận là quan trọng. Các tập đoàn đa quốc gia họ làm điều này rất tốt.

Có nhiều mối quan hệ của chủ doanh nghiệp với giới văn hóa thông tin, truyền thông qua quan hệ báo chí, qua việc PR, qua thư viện doanh nhân, các ấn phẩm mà doanh nghiệp đó thực hiện, chúng ta dễ dàng nhận biết doanh nhân đó ở trình độ quản lý tiểu nông, quản lý gia đình, quản lý truyền thống hay quản lý công nghiệp (hệ thống hay quản lý kinh tế tri thức); chúng ta cũng biết ngay tài sản thật và sự bình ổn của doanh nghiệp đó ra sao.

Trong kinh tế thị trường, việc chiếm lĩnh hay tranh dành thị phần diễn ra trong tích tắc mà thông tin góp vai trò quan trọng, do đó quản lý thông tin về thương hiệu phải được làm bài bản và chuyên nghiệp.
KỸ NĂNG 5

HIỂU ĐÚNG VỀ GIÁM ĐỐC THƯƠNG HIỆU

VÀ GIỮ VỮNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ



Thực chất, ở mỗi doanh nghiệp lớn thì mỗi một nhãn hàng sẽ có một giám đốc thương hiệu, giám đốc nhãn hàng phụ trách. Giám đốc nhãn hàng có nhiệm vụ lo bên ngoài nhà máy, còn nhà máy sản xuất thì có giám đốc sản xuất riêng. Giám đốc thương hiệu có nhiệm vụ lo cho không gian - môi trường kinh doanh, dấu ấn kinh doanh, hình anh của nhãn hàng, thuyết phục người mua hàng trước khi sản xuất là người quản trị thương hiệu. Còn phòng marketing là phòng nghiên cứu giá, chính sách bán hàng, nhu cầu người mua và hoạch định các kênh thông tin truyền thông quảng cáo để cho người mua biết, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Còn phòng PR (Public Relation – quan hệ công chúng, quan hệ cộng đồng), phòng quản trị thương hiệu vượt qua khỏi không gian của nhà máy, không gian lanh thổ để bán hàng, dọn đường chuẩn bị cho khách đặt hàng trước khi nhà máy sản xuất.

Còn muốn giữ vững chất lượng quản lý thì người quản lý phải quản lý được bộ máy. Bản chất quản lý bộ máy là chất lượng quản lý, hệ thống sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Có doanh nghiệp nói rằng họ có bộ máy quản lý nhưng không quản lý được và hoạt động không hiệu quả. Có công ty bổ sung người giỏi liên tục nhưng sự vận hành vẫn kém trơn tru, vì chủ doanh nghiệp đó không biết xây dựng hệ thống quản lý và định lượng chất lượng quản lý. Chất lượng quản lý tức là mô tả công việc, có quy trình quản lý, có công cụ kiểm soát và có định lượng chỉ tiêu công việc. Chất lượng quản lý phải giải quyết 3 chữ: Việc, người, tiền. Bất cứ một ý tưởng, một công việc nào đều phải có 3 chữ đó thì mới hình thành nên chất lượng quản lý trong một bộ phận (phòng ban) hoặc một doanh nghiệp nho.

Một doanh nghiệp nhỏ luôn luôn muốn phát triển mở rộng ra, cứ nghĩ hễ vay được tiền là mở rộng, huy động được vốn là mở rộng, ký được hợp đồng là mở rộng. Nhưng họ quên rằng khi muốn mở rộng ra sản phẩm nhiều hơn, quy mô lớn hơn thì phải quay về trước tiên là xây dựng hệ thống quản lý, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống quản lý. Nếu lập một hệ thống quản lý mà không có tiêu chuẩn quản lý thì hệ thống quản lý đó trơ thành vô chủ, nhân viên sẽ vô cảm. Cho dù một hệ thống lớn khổng lồ mà có con người, nhân viên vô cảm thì hệ thống đó không có chất lượng quản lý.

Tình hình chất lượng nhân sự ở các nước đang phát triển vô cùng phân hóa, không đồng đều, ở Việt Nam đang rõ nét nhất. Cho nên, việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng công nhân viên là việc mỗi ngày của doanh nghiệp. Nâng cao học vấn, tay nghề, kỹ năng quản lý và cảnh giới tâm hồn cho quản lý là điều bắt buộc và phải được làm thường xuyên, quên một ngày là thất bại.
(Còn tiếp)
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc