TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.422
  • Tổng lượt truy cập: 7.833.222

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

1. Xây dựng văn hóa Gia đình (Chương 2)

Đăng lúc: Thứ tư - 23/01/2013 21:44 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
CHƯƠNG II: 
8 HOÀN CẢNH CÓ THỂ GẶP
TRONG GIÁO DỤC VĂN HÓA GIA ĐÌNH – DOANH NHÂN



HOÀN CẢNH 1:

DOANH NHÂN KHÔNG GIÁO DỤC THEO XU HƯỚNG
XÃ HỘI ĐANG SỐNG



Một doanh nhân, chủ doanh nghiệp, CEO không muốn giáo dục văn hóa gia đình của họ theo xu hướng của xã hội đang sống. Nguyên nhân, họ cho rằng bản thân họ sống trong xã hội hiện tại nhưng tâm lý mong muốn ở xã hội khác, cho nên họ cho con nhỏ du học nước ngoài, vì nghĩ rằng chỉ có văn hóa nơi đó mới xây dựng được gia đình mới cho tương lai của con em. Đó là sự thật. Họ mong muốn cho con tiến bộ, tiếp cận nền văn minh, nhưng các cháu lớp 7, 8, 9, thì học được gì, lấy được công thức gì từ nước ngoài? Không ít người lập luận rằng, từ năm 1905, hai cụ Phan đã động viên Đông Du, tức khuyến khích du học. Nhưng họ quên rằng, phong trào Đông Du động viên tầng lớp chí sĩ yêu nước, những người trưởng thành và những người làm kinh tế, đi ra nước ngoài để nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ đóng tàu, làm thuyền, thương mại, làm súng đạn, tức là phát triển khoa học kỹ thuật chứ không phải đưa lớp 1, lớp 9 đi học như bây giờ. Có người còn nói rằng, môi trường học tập ở trong nước chưa được tốt nên cho con du học để được môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, con hư không phải chỉ do giáo dục mà do các yếu tố khác gồm: Gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không phải chỉ có nhà trường. Con càng xa gia đình bao nhiêu thì càng thiếu tình yêu thương, thiếu hơi ấm gia đình bấy nhiêu. Có nhiều cháu du học ở nước ngoài về, tiếng Việt nói, viết không rành, người thì ngơ ngơ, cứ như một con “gà Tây”! Vậy liệu rằng với văn hóa như thế thì về Việt Nam, các em có làm được doanh nghiệp phát triển tốt tại ngay chính nơi mình sinh ra hay không? Trong khi đó, nhiều chủ doanh nghiệp của nước ngoài rất cao cấp, họ lại đi nghiên cứu Việt Nam học, rất nhiều ông Tây xin đi nghiên cứu sinh về Việt Nam để họ làm ở thị trường Việt Nam! Như vậy, văn hóa gia đình của doanh nhân Việt Nam không giáo dục con cái theo xu hướng xã hội Việt Nam đang có là ưu hay khuyết, nguy cơ hay không thì tác giả không có ý kiến, để người đọc tự suy ngẫm.



HOÀN CẢNH 2:

DOANH NHÂN KHÔNG THỂ GIÁO DỤC CON
THEO MỤC ĐÍCH XÃ HỘI ĐANG SỐNG


Không thể, đó là trường hợp có thật. Tức có nhiều chủ doanh nghiệp không biết chương trình đào tạo của con em mình mà cảm thấy xa lạ, cho nên “thả” con cho trường hoàn toàn. Sau đó lại thả cho “trường trong trường”, tức các lớp phụ đạo, thả cho “trường ngoài trường” tức giáo viên trong khối đó dạy ngoài giờ. Về gia đình thì con em hoàn toàn lạc lõng, cô đơn vì chỉ biết ăn ngủ. Như vậy, vai trò, chức năng của ông bà, cha mẹ của giới doanh nhân đó đã vô tình tự đánh mất. Con ruột của mình mà giống như là đứa con mồ côi đến ở trọ! Nếu có điều kiện, chúng ta hãy bình tâm lại để có một phút suy ngẫm, sẽ thấy rằng chúng ta đang hoặc có nguy cơ đánh mất gia đình của mình.

Doanh nhân đi làm xa, quy mô, hệ thống thương mại lớn mạnh như người khổng lồ mà gốc rễ gia đình lại nhỏ xíu, do đó họ luôn cảm thấy cô đơn trước sự ồn ào, mãnh liệt của doanh nghiệp. Cuối cùng, họ dùng sức mạnh duy nhất đó là “Tiền” để xây dựng văn hóa gia đình doanh nhân. Vậy, gốc, nguyên nhân là tiền thì kết quả họ nhận được sẽ là văn hóa tiền bạc chủ đạo trong đời sống văn hóa gia đình doanh nhân. Khi họ ít tiền, hết tiền thì chỉ còn trọn vẹn “bạc”, “tiền” – “bạc” mà thôi!

Mục đích của xã hội chúng ta đang sống là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục đích này, mọi gia đình – tế bào của xã hội phải thật sự là “Tế bào văn hóa”. Cho nên, doanh nhân mà không thể giáo dục con theo mục đích xã hội đang sống, có nghĩa là chấm hết!
 

HOÀN CẢNH 3:

GIA ĐÌNH DOANH NHÂN RẤT MUỐN GIÁO DỤC CON EM MÌNH
NHƯNG KHÔNG BIẾT CÁCH GIÁO DỤC NHƯ THẾ NÀO?

 
Giáo dục theo phương Tây, phương Đông, theo các cường quốc hay giáo duc theo truyền thống gia tộc? Nhìn lại truyền thống gia tộc của mình thì truyền thống có vẻ nhỏ nhoi hơn so với sự nghiệp mình đang có. Có nhiều doanh nhân rất thành đạt nhưng xuất thân từ cái gốc gia đình rất nghèo khó, rất yếu kém hoặc không ai có học hàm học vị, địa vị gì. Như vậy, chủ doanh nghiệp này không biết cách nào để giáo dục văn hóa gia đình của mình, nên bâng khuâng. Đó là một nguy cơ, vì anh càng phát triển doanh nghiệp của anh bao nhiêu thì cái gốc gia đình của anh mục ruỗng đi, vì anh đâu có chăm bón. Có không ít doanh nhân bây giờ thành đạt lại tự ti, mặc cảm với gốc gác xưa của mình, thấy nhục vì cái xa xưa đó không cân xứng với sự giàu có của anh bây giờ; cái chốn quê nghèo đấy không bằng địa vị của anh bây giờ. Anh không thể lên truyền hình ngồi kế một bà mẹ nghèo xơ xác được, cho nên anh phải chọn, bỏ, lặng lẽ chốn quê nghèo và ở nơi mới hoàn toàn; thay vì ngồi với mẹ của mình, thì ngồi kế bên hoa hậu có vẻ hiệu quả hơn! Ngồi kế vị quan chức cao cấp mới xứng tầm với vị trí của mình hơn, tức là người ta đánh mất cái gốc của mình.

Doanh nhân là người làm kinh doanh, có ý tưởng kinh doanh, có kế hoạch kinh doanh, có hệ thống tổ chức kinh doanh, có điều nghiên thống kê dự báo, có giải pháp kinh doanh và phát triển uyển chuyển cho phù hợp với mọi sự việc, xây dựng từng việc nhỏ nhất để về lâu dài thành một sự nghiệp kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp). Cái nhỏ nhất đó là gia đình một CBCNV trong cơ sở sản xuất – kinh doanh – dịch vụ của mình. Gia đình của chủ doanh nghiệp cũng là một cơ sở văn hóa, một lô cốt văn hóa vững chắc. Đằng sau sự thành công của một doanh nhân là một gia đình văn hóa. Nhiều gia đình công nhân có văn hóa thì doanh nghiệp mới trở thành “1 đơn vị văn hóa”. Vậy hãy giáo dục con em mình theo cách giáo dục một gia đình văn hóa mà Nhà nước đã ban hành “Tiêu chí gia đình văn hóa”.

HOÀN CẢNH 4:

DOANH NHÂN XÂY DỰNG MỘT GIA ĐÌNH HÀI HÒA


            Một gia đình hài hòa tức là một gia đình có mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, hòa thuận, tương thân tương ái. Những nguyên nhân dẫn đến một gia đình hòa thuận – hài hòa (hòa thuận – vui vẻ).

            Nguyên nhân 1: Êm ái, ái tức là yêu thương, êm là nhẹ nhàng, nương tựa, an toàn, không xảy ra hậu quả. Vậy nếu cuộc sống của một doanh nhân mà sống tự tại, không đòi hỏi, không ô trọc, tức là không tạo ra cho gia đình của mình có thói quen đòi hỏi, ô trọc thì sẽ rất êm ái. Nếu đằng sau doanh nhân luôn thúc bách về mua sắm, nhà cửa, chi tiêu. Doanh nhân đứng trước những thúc bách đó buộc phải tìm mọi cách để thỏa mãn, thì trong một khoảnh khắc người ta có thể trở thành người đưa hối lộ, nhận hối lộ, người tham ô, đồng lõa. Ái tức là yêu thương, hình thức yêu thương đó là “ái ngữ”, tức là lời mộc mạc, lời chân thật, lời nhẹ nhàng, lời không ra lệnh, không hù dọa, o ép ai. Muốn có được những lời “ái ngữ” thì những thành viên trong một gia đình của doanh nhân phải là những thành viên tự giác. Còn nếu không tự giác thì cự nự, la mắng, o ép, ra lệnh sẽ không có “ái ngữ”. Chúng ta thử suy nghĩ, khi một doanh nhân làm ăn gặp khó khăn, thất bát hay đi nhậu về, người vợ doanh nhân đó có êm ái, có tự tại không? Hoặc đứa con của doanh nhân đó có ăn học đàng hoàng không, có nói dối, trốn mẹ đi chơi không? Hai vợ chồng cùng đi làm kinh doanh, con ở nhà đi học về có tự tắm rửa không, tự sắp xếp gia đình không, sáng sớm con tự giác dậy đánh răng đi học không? Nếu những điều đó xảy ra theo chiều hướng tích cực là gia đình doanh nhân đó có “ái ngữ”, và ngược lại. Có những doanh nhân tạo sự êm và ái bằng vật chất, bằng thưởng, bằng quà, dụ ngọt để thỏa mãn suy nghĩ nhất thời của các thành viên trong gia đình, như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến êm ái, mà sẽ là nguyên nhân ngấm ngầm dẫn tới sự đòi hỏi, ghen tị, tị hiềm, tâm tham.

            Nguyên nhân thứ 2: Hòa thuận. Hòa là trong gia đình doanh nhân mà cách sống của các thành viên không có tâm tranh chấp, tâm hơn thua, tị hiềm. Mở rộng ra một doanh nghiệp, trong sự nghiệp kinh doanh đó có cán bộ công nhân viên khi vô một công ty, thì cùng chí hướng, cùng văn hóa. Muốn có được sự hòa thuận đó thì mỗi cán bộ công nhân viên phải được giáo dục để không có tâm tranh. Tâm thi đua thì có, làm việc tốt, thiện, hết lòng xứng đáng với đồng lương của mình và tận tụy với khách hàng thì cái đó dẫn tới hòa. Thuận là suôn sẻ, chúng ta thử ngẫm lại, mỗi gia đình của một công nhân viên đã cử một người của mình vào trong một công ty, như vậy trong công ty có nhiều văn hóa khác nhau, nếu không có giáo dục chung thì khó có sự đồng thuận. Rồi trong kinh doanh, trăm người ngàn ý, đối thủ cạnh tranh luôn luôn tấn công, khách hàng luôn luôn muốn đổi mới, muốn đòi hỏi cao hơn, vậy các yếu tố đó tác động đến sự nghiệp kinh doanh thì liệu rằng sự nghiệp kinh doanh đó có thuận không? Vậy muốn bên trong mà bình an thì ta phải hòa, mới đồng lòng, mới tạo ra được tâm lực. Lực đó lại tạo ra được cánh buồm mạnh là đồng thuận. Khi “trong đã ấm” xong mới đến “ngoài êm”. Thế muốn “êm” với bên ngoài thì sao? Thì phải làm cho tâm nhân viên khi đi giao tiếp với khách phải hòa thuận, không tranh chấp, tị hiềm. Mà trong kinh doanh, văn hóa doanh nhân và gia đình doanh nhân phải “win-to-win” (cùng thành công, cùng chiến thắng). Trong gia đình ai cũng chiến thắng, ai cũng tốt cả chứ không phải gia đình của người chủ có tiền là chiến thắng. Ví dụ: Vợ của doanh nhân không thể có tâm tranh mà lên quậy công ty của doanh nhân được. Bản thân doanh nhân đi nhậu thì vợ cũng theo doanh nhân đi nhậu là không có khái niệm đồng thuận, mà khái niệm ngấm ngầm tâm tranh, kiểm soát, không đồng thuận. Không gian hòa thuận phải do chính gia đình doanh nhân tạo ra, đó là một không gian văn hóa, mà các chủ doanh nghiệp ít khi để ý tới. Thường người nào đã qua vấp ngã, thất bại, họ trải nghiệm nguyên nhân thất bại hoặc người được ăn học đàng hoàng về marketing, về PR, thông tin truyền thông, thì người đó mới có tư duy xây dựng sự hòa và thuận trong đời sống văn hóa doanh nhân.

Đồng nhất Thân - Tâm và Trí sẽ dẫn tới chỗ tương thân và tương ái

Thân: Nếu bản thân anh có tư duy bình đẳng, thì không bao giờ anh xúc phạm thân thể của người khác và không bao giờ có chế độ lao động khắc nghiệt, mà làm cho đời sống thân thể của công nhân viên trong doanh nghiệp của anh khó khăn. Nếu tôn trọng tấm thân của anh, “thương người như thể thương thân” thì không bao giờ có loại doanh nghiệp và doanh nhân đánh đập người làm thuê. Doanh nhân phải biết rằng, mỗi người sinh ra là một mạng người, mọi người đều như nhau, người lớn cũng như đứa bé đều bình đẳng về thân mạng. Vậy trong một gia đình của doanh nhân, mỗi thân tuổi thơ là một thiên thần bé nhỏ, thì càng phải được coi trọng hơn, vì nó không tự bảo vệ được. Những chủ doanh nhân mà đánh, đập con vì ghen với vợ thì không có văn hóa. Hay chủ doanh nghiệp gặp khó khăn, bực dọc bên ngoài, về nhà đánh con, đá con, như vậy là coi thân mạng của mình cao hơn người khác, vì cho rằng mình là người làm chủ, có sự nghiệp lớn nuôi cả gia đình. Như vậy tức là người không có trí tuệ, không có văn hóa.

Tâm: Là đời sống tâm hồn của doanh nhân. Đời sống tâm hồn đứng lên trên mọi tâm hồn vì nó chứa đựng mọi tâm hồn, vì nó dẫn đường cho mọi tâm hồn. Doanh nhân là người làm đường và công nhân đi trên con đường của mình làm và cùng đi với mình. Mình làm đường thì không thể để cho người khác khổ vì con đường của mình làm. Vậy thì con đường lớn nhất mà doanh nhân để lại cho cộng đồng của mình và của riêng gia đình mình là một con đường cao thượng, tâm hồn rộng mở, không hẹp hòi, như vậy sẽ dẫn tới hòa thuận.

Trí: Tức cái học, hiểu biết của doanh nhân, là giai đoạn 1. Căn bản nhất của doanh nhân là phải có học. Người kinh doanh phải có học. Làm kinh doanh mà không học kinh doanh, chỉ làm theo thói quen sẽ khó thành công. Từ chỗ cầm con dấu công ty mà không biết pháp lý, làm ra sản phẩm mà không có kiến thức về hàng hóa. Tổ chức vận chuyển buôn bán mà không hề có tư duy marketing, đi thu hồi công nợ, tiền bạc mà không hề biết về quan hệ xã hội. Khách hàng thiếu tiền thì mướn công ty đòi nợ tới trấn áp để lấy tiền. Làm hàng không đúng nhưng không trả lại tiền cọc cho người mua hàng, rồi còn sỉ vả, đánh người mua hàng… Người ta cho mình làm đại lý, nhận hàng của người ta bán xong rồi không trả tiền, vì nghĩ họ ở xa không đòi được nên “xù” luôn… Tất cả những loại tư duy đó là không có trí tuệ. Chính cái đó hình thành nên từ gia đình không có văn hóa. Khi gia đình không có văn hóa thì nó không có môi trường để điều chỉnh cá nhân của con người doanh nhân. Từ chỗ đó, gia đình trở thành người hùa theo, đồng lõa với tội ác, gia đình vô tình trở thành người tiếp tay với những sai phạm của chủ doanh nghiệp. Cho nên, người ta bị ở tù mà không biết lý do, bị bắt, bị phạt mà không hiểu rõ tại sao? Như vậy, thân, tâm và trí của doanh nhân sẽ tạo ra nền tảng văn hóa gia đình của doanh nhân. Một gia đình doanh nhân hài hòa là do doanh nhân đó xây dựng nên. Cái nhân êm ái, tự tại, hòa thuận, khi nhân mà được tôn trọng thì quả sẽ dẫn tới hòa thuận, tương thân tương ái, bình đẳng và hài hòa.


HOÀN CẢNH 5:

DOANH NHÂN XÂY DỰNG MỘT GIA ĐÌNH NĂNG ĐỘNG

Một doanh nhân năng động là doanh nhân đó không phải là hừng hực lửa, không phải là miệng nói tay làm ào ào, lúc nào cũng thấy chạy ngoài đường, đi họp, đếm tiền, trên diễn đàn… đó chỉ là những hành động bình thường. Vậy, năng động theo góc nhìn văn hóa đó là một doanh nhân đầy trí tuệ, tức có đầy kiến thức chín mùi sâu sắc. Doanh nhân phải có “Kiến Văn”, tức văn chương. Mỗi một hành động, mỗi câu nói ít từ nhưng nhiều ý, một từ có nhiều nghĩa, chứa đựng sự sâu thẳm, hiệu quả.

Một doanh nhân năng động tức là giác ngộ sâu sắc, hiểu biết sâu sắc ý tưởng sẽ sản xuất kinh doanh cái gì, hiểu biết sâu sắc kế hoạch kinh doanh, hiểu sâu sắc một chiến lược, sâu sắc về việc xây dựng thương hiệu, hiểu sâu sắc về sản xuất sản phẩm và giữ chất lượng sản phẩm, hiểu hành động và tính toán sâu sắc về từng loại giá cả phù hợp với sản phẩm, hiểu biết và tổ chức sâu sắc con đường và hệ thống kinh doanh, hiểu biết và sâu sắc việc xây dựng hậu mãi, chăm sóc khách hàng... Ứng dụng những kiến, văn, giác, tri đó vô trong xây dựng văn hóa gia đình của doanh nhân, thì doanh nhân phải xây dựng một gia đình gì? Đó là gia đình giàu ý tưởng làm ăn. Nhiều doanh nhân thành đạt nhưng không thể truyền thừa lại cho gia đình, dòng họ mình những cái mà người đó giỏi, xuất chúng. Không truyền lại được, cho nên văn hóa gia đình doanh nhân mà yếu, thì thương hiệu gia tộc sẽ yếu. Tại sao trên thế giới người ta có những thương hiệu gia tộc trăm năm? Vì gia tộc người ta nắm sự nghiệp, nắm tài sản, cổ phần, nắm chứ không phải là gia đình trị, nắm cái giá trị cốt lõi của sự nghiệp kinh doanh là triết lý công ty, mà là kiến, văn, giác, tri. Trong gia đình doanh nhân đó mọi thành viên đều được huấn luyện, để không “nhiều chuyện”, không so đo, tranh chấp, tham ô, gây mâu thuẫn trong nội bộ, không tác động đến cổ đông, cổ phiếu lung tung, tức gia đình đều được thực tập quản trị kinh doanh. Con tỷ phú nhưng không phải tỷ phú, mà phải làm người bán bánh mì, bán báo, tập dần lên để hiểu được giá trị đồng tiền, đó ta gọi là “Tri”. Một doanh nhân có văn hóa sẽ giác ngộ được ngay từ khi thành lập doanh nghiệp của mình, sẽ cùng gia đình mình xây dựng triết lý công ty rõ ràng, có thông điệp rõ ràng. Từ đó xây dựng logo, slogan để cả nhà đồng thuận, vì cả nhà sẽ sống trên sự nghiệp đó lâu dài.

Văn hóa gia đình doanh nhân vừa là nền tảng, vừa là bệ phóng cho doanh nhân, là căn cứ địa, nương tựa và là nơi thụ hưởng kết quả của doanh nhân. Điều này đôi khi chủ doanh nghiệp, doanh nhân không thấy được và không xây dựng đời sống văn hóa gia đình cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty của mình, rõ ràng là nhận thức của chủ doanh nghiệp đó không bền vững. Do đó, việc cho học bổng, huấn luyện nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên có đời sống tốt, nâng cao kiến, văn, giác, tri, ngộ cho nhân viên, đó không phải chỉ là quyền lợi của người trong công ty, mà thực chất đó chính là đền ơn trả nghĩa, tôn trọng và cái nguyên nhân dẫn đến thành công của chủ doanh nghiệp. Sự năng động đó nằm ở chỗ doanh nhân năng động là xoay, còn trụ cho năng động là không bậy bạ, không sai. Chủ doanh nghiệp có trí tuệ, tĩnh lặng, trung thực, gốc vững, do hiểu biết, cần cù làm việc siêng năng, tức là tận nhân lực. Chúng ta đừng hiểu lầm khi thấy một doanh nhân sáng ở TP.HCM, chiều ở Cần Thơ, tối nhậu “không say không về”, 3 giờ khuya về tới nhà, như vậy không phải là năng động. Đó là cái chết được báo trước! Tại vì cái bệnh của doanh nhân nó hình thành trong năng động. Năng động dễ bị kiệt sức, không bù đắp kịp sẽ bị tai biến. Năng động giao tiếp, nhậu sẽ bị mỡ trong máu, tiểu đường, ăn liên tục không cân bằng, ăn vì kinh doanh vì giao tiếp, bệnh của doanh nhân do năng động mà ra, đó là về thân. Còn bệnh về tâm đó là gì? Khi năng động mà không tự tại, hiểu biết, tĩnh lặng mà đụng đâu “quạt đó”, tức là dục vọng – dục tức là động thì cái tâm không bao giờ tĩnh lặng, làm được việc gì lớn. Mà đời doanh nhân là đời của những người làm việc lớn, chứ không phải đời doanh nhân là “loạn thời thế tạo anh hùng”. “Loạn thế tạo anh hùng” là đời của dân buôn, chụp giựt, “ăn xổi ở thì”. Đời của doanh nhân chân chính là đời của nghiên cứu, tổng kết, bình tĩnh, làm chiến lược, làm một cái cả họ được nhờ.

Một gia đình doanh nhân năng động đúng nghĩa đó là gia đình được doanh nhân giáo dục con em mình tốt, giáo dục có định hướng con em mình trong hướng đi, năng nổ, quên mình nhưng rất quân bình. Đó là cái quả động, mà không dục, không tham, không sân, không si. Động mà không dẫn đến “3 độc”, đó là động tích cực. Nhảy hip-hop có năng động không? Năng động. Nhưng đó không phải là hướng mà dân tộc chúng ta cần. Đua xe có năng động không? Năng động. Nhưng không phải là hướng mà văn hóa gia đình doanh nhân cần. Hết giờ ở cơ quan, mọi người đi nhậu, ngày mai có người trúng gió, đi trễ, trong đầu rỗng không, năng động đấy chứ! Nhưng đó chỉ là thân cá nhân năng động chứ không có giá trị gì cho tập thể, cộng đồng. Có nhiều người nghĩ rằng đi nhậu là tình cảm, giao tiếp, quân bình, giải quyết được việc, nhưng có nhiều cách giải quyết khác mà tạo ra quân bình, vẫn gắn bó mà không cần phải nhậu. Cho nên, phải nhìn lại năng động cho đúng hướng và chọn lựa năng động bền vững, năng đông tạo ra không hậu quả cho người khác, không hậu quả cho mình thì năng động đó mới có giá trị.



HOÀN CẢNH 6:

DOANH NHÂN XÂY DỰNG MỘT GIA ĐÌNH THỤ ĐỘNG

3 nguyên nhân sau đây làm cho gia đình doanh nhân, làm cho văn hóa gia đình doanh nhân trở nên thụ động.

Nguyên nhân 1: Doanh nhân giáo dục gia đình áp chế, rồi dùng chế tài để kèm kẹp, vậy nó sẽ làm cho vỏ não của các thành viên trong gia đình bị ức chế, chống đối ngầm. Họ ức chế, chống đối ngầm thì đó là bất bình đẳng. Tức là không dung hòa, “tức nước sẽ vỡ bờ”, xì ra lỗ mọt, nổ vỡ.

Nguyên nhân 2: Tính lệ thuộc, mỗi ngày, chủ doanh nghiệp sáng ra móc túi đưa tiền, vợ con sống với số tiền đó mà không tạo ra cho gia đình vợ con biết làm ra tiền, biết lao động, biết tổ chức công việc. Ví dụ: Nguyên nhân văn hóa gia đình thụ động là không thích ăn cơm ở nhà, mà lệ thuộc vào nhà hàng, quán xá do quá bận, không có thời gian. Bữa cơm gia đình không có thì những thành viên trong gia đình tạo một thói quen không tự chủ, tự phục vụ, không muốn sum họp gia đình.

Nguyên nhân 3: Là giáo dục gây thói quen không cần suy nghĩ, nghĩa là thụ động. Nhân mà không suy nghĩ sẽ bị lệ thuộc. Nhân mà lệ thuộc thì quả sẽ là nô lệ. Nhân mà áp chế thì sẽ chống đối ngầm. Cho nên, có nhiều trường hợp, khi thành công, doanh nhân quay về với gia đình thì đã tan nát. Vậy, doanh nhân ôm một đóng tiền nhưng sống với gái bán dâm, bồ, “phở”, còn cơm thì đã “khê”, nguội rồi…!

Gia đình doanh nhân có văn hóa thụ động như 3 nguyên nhân kể trên, vậy doanh nhân đó có chỗ dựa an toàn không? Sự rạn nứt đã hình thành từ đây. Có doanh nhân nào trong một ngày dành một phút tĩnh lặng để suy nghĩ về cái gốc văn hóa gia đình của mình chưa? Hay là: “Tôi quá bạn, tôi bận quá”!
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc