Hàng chục ngàn tàu cá đang 'chen chúc' ở vùng biển Tây Nam với đủ hình thức đánh bắt, khiến vùng biển này trở nên “chật chội”. Thị trường cung cấp hải sản đang đối diện với khả năng thiếu hụt.
Hàng chục ngàn tàu cá đang 'chen chúc' ở vùng biển Tây Nam với đủ hình thức đánh bắt, khiến vùng biển này trở nên “chật chội”. Thị trường cung cấp hải sản đang đối diện với khả năng thiếu hụt.
Tận diệt hải sản trong khu bảo tồn biển Lý Sơn
Thủy sản thiệt hại lớn từ 'thẻ vàng' EC
Tàu cá hết đường đánh bắt bất hợp pháp
Biển đã cạn cá? - Kỳ 1: Biển Tây chật chội - Ảnh 1.
Lượng cá đưa về cảng Tắc Cậu, huyện Châu Thành (Kiên Giang) ngày càng giảm, kích thước cá cũng nhỏ đi - Ảnh: K.NAM
"Đi biển giờ khó khăn quá. Tàu bè ngày càng nhiều mà cá ngày càng ít. Để kiếm cá, chúng tôi phải cho tàu đi xa hơn, đánh bắt nhiều cách..." - ngư dân Lê Thanh Tùng (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nói.
Biển chật, tàu đông
Ông Tùng chia sẻ mỗi chuyến ra khơi ngày càng "hồi hộp" về khả năng có cá đem về. Thuyền trưởng Lê Văn Ngẫu (ngụ thị trấn Sông Đốc) cho biết thường tham gia đánh bắt ở ngư trường vùng biển Cà Mau và Kiên Giang, ngư trường ngày càng ít cá tôm nên ông luôn có tâm trạng lo lắng.
"Tàu tôi hiện giờ hành nghề kéo cá cơm ở vùng biển Thổ Chu. Trung bình mỗi chuyến ra khơi khoảng 45 ngày, tàu chạy khoảng 7.000 lít dầu nên chi phí nhiên liệu đã tầm 120 triệu. Cộng thêm chi phí gạo, thức ăn, nước đá... mỗi chuyến ra khơi ăn đứt 150 triệu đồng.
Tàu hoạt động trên biển ngày càng đông, trong khi đó sản lượng ngày càng giảm nên lợi nhuận sau mỗi chuyến ra khơi thấp hơn trước, thậm chí có những chuyến lỗ. Hiện ở Sông Đốc nghề biển vỡ nợ rất nhiều" - thuyền trưởng Ngẫu chia sẻ.
Nhiều thuyền trưởng cũng chung lo lắng và cho hay hiện có rất ít tàu chỉ đánh bắt chuyên một nghề mà "đa nghề", chuyển đổi liên tục, từ câu mực, rồi kéo lưới cá cơm...
"Biển bây giờ ít cá hơn nhưng chúng tôi vẫn ra khơi vì nếu neo tàu trong bờ không chạy thì cũng mau xuống cấp" - anh Ngẫu nói.
Do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, không ít chủ tàu bỏ nghề.
Gặp chúng tôi sau khi đã "lên bờ", ông Lê Tấn Cui (thị trấn Sông Đốc) cho biết: "Tôi đi biển từ năm 17 tuổi và đến nay đã trên 20 năm. Biển trước đây có nhiều cá tôm, nhiên liệu rẻ. Nay biển ngày càng cạn kiệt mà tàu thuyền lại đông. Sau nhiều chuyến ra khơi thất bát, tôi quyết định lên bờ".
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, tỉnh này có trên 4.770 tàu cá. Tại ngư trường vùng biển Cà Mau không chỉ có đội tàu của tỉnh mà còn hàng ngàn tàu của các tỉnh từ miền Trung vào đánh bắt.
Điều này giúp tăng sản lượng hải sản, hậu cần nghề cá nhưng do lượng tàu quá đông, dẫn đến nguồn lợi hải sản bị khai thác nhanh hơn khả năng sinh sản.
Ông Châu Công Bằng - phó giám đốc Sở NN&PTNT - đánh giá: "Không chỉ tại Cà Mau, hầu như các vùng biển trên cả nước nguồn lợi hải sản đều giảm. Nguồn lợi không chỉ giảm tuyến bờ mà còn cả tuyến lọng và tuyến khơi.
Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp để phục hồi nguồn lợi thủy sản như chuyển đổi tàu, thả con giống nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và hiệu quả chưa cao. Nguyên do là kinh phí còn hạn chế".
Biển đã cạn cá? - Kỳ 1: Biển Tây chật chội - Ảnh 2.
Tàu cá đậu tại cảng cá Tắc Châu (Châu Thành, Kiên Giang) - Ảnh: K.NAM
Tính toán giảm dần lượng tàu
Ông Phạm Ngọc Vũ - chi cục phó Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT Kiên Giang) - cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ.
Nhưng riêng Kiên Giang hiện còn 10.776 tàu đánh cá hoạt động. Ngoài ra còn có hơn 2.000 tàu cá từ các tỉnh khác đăng ký hoạt động tại ngư trường Kiên Giang. "Số lượng tàu cá hơn 10.700 tàu thực sự quá lớn so với diện tích ngư trường chỉ rộng 63.290km2" - ông Vũ nói.
Ông Vũ cho rằng giảm số lượng tàu công suất nhỏ là phù hợp với quy luật, bởi mấy năm trước số tàu cá tăng chóng mặt. Có thời điểm mỗi tháng tỉnh Kiên Giang tăng thêm cả chục tàu công suất lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Tâm - giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, hiện nay trong khai thác hải sản địa phương này có gần 20 loại nghề nhưng tập trung chủ yếu ở 4 nghề chính là: lưới rê, lưới kéo, lưới vây và nghề câu. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu ở nghề lưới kéo, chiếm trên 75% tổng sản lượng khai thác của tỉnh.
Ông Tâm công nhận nghề lưới kéo khai thác không có tính chọn lọc cao nên ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi hải sản. Bên cạnh, số lượng tàu cá hoạt động ven bờ cũng còn nhiều (5.006 tàu), đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven bờ.
Ông Tâm cho biết chủ trương của tỉnh Kiên Giang là giảm nghề lưới kéo, khai thác ven bờ, phát triển nghề lưới rê theo hướng xa bờ.
Giảm sản lượng khai thác từ 765.275 tấn của năm 2017 xuống mức 500.000 tấn vào năm 2020 (giảm gần 35%), ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất cho ngư dân.
Theo cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản, trên địa bàn Cà Mau vẫn còn rất nhiều phương tiện đánh bắt có kích thước mắt lưới nhỏ.
Ông Châu Công Bằng cho rằng để phát triển bền vững nghề đánh bắt thủy sản cần rất nhiều giải pháp, trong đó có việc quy hoạch lại đội tàu khai thác, những loại nghề, phương tiện đánh bắt không phù hợp thì phải chuyển đổi nghề.
Biển đã cạn cá? - Kỳ 1: Biển Tây chật chội - Ảnh 3.
Tàu của ngư dân miền Trung neo tại cảng An Thới (Phú Quốc) - Ảnh: K.NAM
Kiên Giang sẽ giảm gần nửa số tàu
Riêng tỉnh Kiên Giang còn 10.776 tàu đánh cá hoạt động.
Theo ông Phạm Ngọc Vũ, tỉnh này đã có định hướng giảm số lượng tàu đánh cá từ nay tới năm 2020 chỉ còn khoảng 6.000 chiếc là vừa.
"Trước mắt, chúng tôi đã ngưng cấp phép đóng mới cho tàu cào công suất dưới 90 CV, các nghề đánh bắt khác thì ngưng cấp phép cho tàu đóng mới công suất dưới 30 CV" - ông Vũ nói.
* Ông Lê Trần Nguyên Hùng (vụ trưởng Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT):
Khai thác đã vượt giới hạn
Kết quả điều tra giai đoạn 2010 - 2015 xác định trữ lượng nguồn lợi hải sản vùng biển VN (không bao gồm vùng biển sâu, vùng nước trồi, dốc, thềm lục địa) khoảng 4,36 triệu tấn, sản lượng khai thác khoảng 3,1 triệu tấn.
So với trữ lượng và khả năng cho phép khai thác, sản lượng khai thác và cường lực khai thác ở vùng ven bờ hiện nay đã vượt quá giới hạn cho phép khai thác, đặc biệt đối với nhóm hải sản tầng đáy.
Tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây là do công tác triển khai và thực thi các văn bản pháp luật còn hạn chế, nguồn nhân lực, phương tiện, kinh phí để kiểm soát còn ít, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản diễn ra ngày càng tinh vi.
Chúng tôi sẽ ban hành quy định vùng được khai thác, khu vực và thời gian cấm khai thác để bảo vệ thủy sản còn non, đang tập trung sinh sản.
Sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đánh bắt không đúng quy định ngay tại các cảng cá để từng bước tiến tới chấm dứt hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Ý kiến bạn đọc