TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.423
  • Tổng lượt truy cập: 7.684.245

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

KẸT GIỮA 2 “ LÀN ĐẠN ‘

Đăng lúc: Thứ hai - 11/02/2019 03:59 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Lâu nay, Bắc Kinh luôn khẳng định Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC, nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường) là một chương trình kinh tế thuần túy.

Nhưng có vẻ chính quyền mới của Thủ tướng Imran Khan không nghĩ vậy. Trong vòng vài tuần qua, Pakistan đã ra 2 quyết định có thể xem là đem CPEC ra để mặc cả với các đối tác quan trọng khác.

Quyết định đầu tiên là đột ngột thu hẹp giá trị tiềm tàng của CPEC từ 62 tỉ USD xuống còn 50 tỉ USD (tính tới năm 2030). Hệ quả là Pakistan quyết định "bỏ rơi" tuyến đường bộ phía Tây nối từ Tân Cương đến cảng Gwadar trên biển Ả Rập (do phía Trung Quốc bỏ vốn và điều hành).

Đây được xem là biện pháp khẩn cấp mạnh tay của ông Khan nhằm chống đỡ tình trạng thâm hụt ngân sách đang ở mức kỷ lục cũng như dự trữ ngoại hối sụt giảm nghiêm trọng.

Các nhà kinh tế tin rằng Pakistan chỉ còn cách đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giải cứu nhưng muốn vậy thì cái giá chính trị không hề nhỏ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thẳng thừng nói sẽ không để bất cứ đồng tiền thuế nào của dân Mỹ bị dùng vào mục đích trả nợ cho Trung Quốc (thông qua việc IMF cho Pakistan vay).

Tới đây, câu hỏi đặt ra là: Chính quyền ông Khan bỏ tuyến đường phía Tây thuộc CPEC có phải để xoa dịu Mỹ? Bởi lẽ tuyến đường này tạo cơ hội cho Trung Quốc tới thẳng Iran, còn Iran là đối tượng vừa bị Mỹ tái trừng phạt kinh tế.

Quyết định thứ hai của Pakistan là mời Ả Rập Saudi phát triển một khu phức hợp lọc dầu khổng lồ ở Gwadar. Riyadh chắc chắn rất hứng thú với kịch bản xây dựng một khu dự trữ dầu chiến lược nằm cách biên giới Pakistan - Iran chỉ 120 km. Ngược lại, Tehran tức tối vì có nguy cơ bị thiệt hại kinh tế.

Bắc Kinh không hề hay biết Islamabad đem Gwadar ra mời gọi Ả Rập Saudi. Nguyên nhân của trò lá mặt lá trái này đã quá rõ: Pakistan không muốn trở thành kẻ chịu trận trong cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Đó là chưa kể Ấn Độ có thể gia nhập một sáng kiến đối trọng với Vành đai và Con đường mà Mỹ và Nhật Bản khởi xướng gần đây, còn Liên minh châu Âu cũng có kế hoạch kiềm chế đà bành trướng kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, quay lưng với Trung Quốc cũng là canh bạc nguy hiểm cho Pakistan.


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc