TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.425
  • Tổng lượt truy cập: 7.833.267

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

KHÁNH HÒA LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Đăng lúc: Thứ hai - 11/02/2019 21:41 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Hàng loạt dự án du lịch có nguy cơ làm vỡ cảnh quan, chậm tiến độ gây lãng phí tài nguyên đã được các đại biểu tỉnh Khánh Hòa mang ra chất vấn cơ quan chức năng

HĐND tỉnh Khánh Hòa hôm 26-9 tổ chức phiên họp chuyên đề chất vấn về triển khai các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực du lịch, công tác quản lý nhà nước, xử lý các hành vi vi phạm và nhiều vấn đề nóng khác đối với chính quyền tỉnh.

Gây bức xúc dư luận

Tại buổi chất vấn, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã công bố hình ảnh về các dự án du lịch ở tỉnh có nguy cơ phá vỡ cảnh quan. Trong đó, Báo Người Lao Động đã nhiều lần phản ánh như khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại; dự án lấn biển Công viên Văn hóa giải trí Nha Trang Sao, trồng rừng và nuôi rong nho kết hợp du lịch sinh thái Hòn Rùa (TP Nha Trang). Hay khu du lịch Năm Sao Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh) cũng bị lên án vì phá hỏng bãi biển Đại Lãnh khi kè đá nằm tràn lên bãi biển một cách thô thiển.

Tốn nhiều thời gian nhất là khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại. Đã 4 năm từ khi dự án triển khai, du khách không được tham quan khu di tích lầu Bảo Đại (biệt thự Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên) vì vướng dự án. Quanh hòn núi Cảnh Long (nơi lầu Bảo Đại tọa lạc) đất đá bị chủ đầu tư khoét sâu, từng mảng cây xanh bị đào xới để xây dựng công trình khách sạn…
 

Trước thực trạng này, đại biểu Đoàn Minh Long thắc mắc từ năm 1995, biệt thự Cầu Đá đã được UBND tỉnh công nhận là danh lam thắng cảnh nhưng không hiểu sao đến nay chưa được xếp hạng? Quy hoạch "Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị vịnh Nha Trang" ghi rõ khu vực này chỉ cho phép xây dựng resort trong vách đá nhưng không ảnh hưởng đến cảnh quan lịch sử của khu biệt thự. Trong khi đó, đồ án quy hoạch của dự án này thì dày đặc các công trình như phòng hội nghị, phòng tập, bến du thuyền, khách sạn, biệt thự…? Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Ngô đề nghị: UBND tỉnh đánh giá lại đồ án có phù hợp hay không? Cảnh quan hầu như bị cạo trọc và các giải pháp thi công mà chủ đầu tư dự án đưa ra liệu có phục hồi lại cảnh quan không?

HĐND cũng cho rằng nhiều dự án du lịch trên địa bàn tỉnh đang chậm tiến độ như Vavisal (xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh) chậm hơn 20 năm; khu du lịch suối khoáng nóng Trường Xuân, khu du lịch sinh thái Gia Hân, khu du lịch Ba Hồ (thị xã Ninh Hòa) chậm tiến độ, bị xử phạt nhiều lần… Đây là một sự lãng phí về tài nguyên du lịch.

Cơ quan quản lý ở đâu?

Qua đợt khảo sát mới đây, đoàn kiểm tra của HĐND tỉnh đánh giá tình trạng chậm tiến độ, sai phạm của các dự án liên quan đến du lịch là phổ biến. Nguyên nhân một phần do nhà đầu tư ôm đồm, thiếu năng lực. Các doanh nghiệp thường xin điều chỉnh giấy chứng nhận, điều chỉnh quy hoạch, thay đổi pháp nhân mà mỗi lần như vậy lại xin mở rộng diện tích, hạng mục. Việc điều chỉnh rất mất thời gian, kéo dài dự án.
 

Khi tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá thì việc khắc phục rất khó giữ được nguyên vẹn. Đơn cử như dự án trồng rừng và nuôi rong biển kết hợp du lịch sinh thái Hòn Rùa, sau 5 năm cấp giấy chứng nhận, điều mà dự án để lại là hàng loạt sai phạm như lấn vịnh Nha Trang, xây dựng sai thiết kế, vi phạm quy hoạch. Dự án Công viên Văn hóa giải trí Nha Trang Sao, được cấp phép từ năm 2014, nằm ở vị trí đắc địa ngay phía Đông đường biển Phạm Văn Đồng nhưng chủ đầu tư lấn biển trái phép rồi để… hoang. Dự án đã bị thu hồi từ đầu năm 2018 nhưng đến giờ vẫn còn nguyên hiện trạng.

Công bố về đợt khảo sát, HĐND tỉnh Khánh Hòa đặt vấn đề: "Cơ quan quản lý nhà nước đang đứng ở đâu trong những vấn đề này. Ngay cả khi nhà đầu tư xin thay đổi dự án, các sở - ngành xin ý kiến UBND tỉnh. UBND tỉnh lại giao sở - ngành nghiên cứu trình UBND tỉnh…".
 

Về dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại, ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, giải thích lý do sau 23 năm, di tích vẫn chưa được xếp hạng vì qua nhiều lần thay đổi đơn vị quản lý nên hồ sơ gốc đã bị thất lạc. Sở Văn hóa và Thể thao vẫn đang tiến hành lập hồ sơ di tích như viết hồ sơ lý lịch, lập bản thiết kế, kiểm kê hiện vật để tiến hành xếp hạng di tích.

Ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng, nhìn nhận nhà hội nghị phía Tây Nam của dự án này khi xây dựng sẽ phá vỡ cảnh quan, cây xanh…, mặc dù đồ án này đã phê duyệt quy hoạch. Sở Xây dựng đang yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu mới của UBND tỉnh để bảo đảm cảnh quan như phủ lại cây xanh, bỏ mái dốc, mái bằng phủ cỏ, không cao hơn nền đường… "Chúng tôi đang chỉ đạo rốt ráo. Năm biệt thự phải được bảo quản nguyên vẹn" - ông Dẽ nói.
 
 

Tăng cường trách nhiệm của UBND tỉnh

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa - nhận định nhiều vấn đề mà HĐND tỉnh đã chất vấn, nay phải tiếp tục đem ra chất vấn. Do đó, cần tăng cường trách nhiệm của UBND tỉnh, giám đốc các sở - ngành trong việc chỉ đạo giải quyết những tồn tại. Phải khẩn trương giải quyết dứt điểm các dự án chậm tiến độ để tránh lãng phí tài nguyên du lịch.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc