TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.433
  • Tổng lượt truy cập: 7.684.287

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Người nghèo kiệt sức vì dịch: Chờ được tiếp sức

Đăng lúc: Thứ tư - 28/07/2021 00:05 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Người nghèo kiệt sức vì dịch: Chờ được tiếp sức

Người nghèo kiệt sức vì dịch: Chờ được tiếp sức

Nhiều người nghèo đã kiệt quệ. Ai cũng mong nhận được sự hỗ trợ kịp thời lúc này, và dịch giã được khống chế để họ đi tìm sinh kế...
Kết thúc buổi livestream, anh Lê Kim Tiền (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) thở dài, tranh thủ dọn dẹp mấy món đồ vừa giới thiệu. Hai tháng nay, anh MC sự kiện - tiệc cưới này chuyển qua bán hàng online vì dịch giã.
Chật vật tìm sinh kế
Trước đây, anh Tiền bận rộn cuối tuần bởi các tiệc cưới ở nhà hàng, còn đầu tuần thì nhận sự kiện từ đối tác liên kết.
Nhưng rồi Sài Gòn lại bùng dịch, việc anh dừng hẳn khi nhà hàng thông báo phải hủy tiệc. 
"Không phải lần đầu việc bị ngừng, nhưng đợt dịch lần thứ tư này tôi bị ảnh hưởng nặng nhất, mọi thứ đứng lại. Tất cả MC đều không có cơ hội lên sân khấu để có thu nhập" - anh Tiền cho biết sau đó chuyển qua livestream cho một đơn vị bán hàng gia dụng.
Nhờ có khiếu ăn nói khi làm MC, anh Tiền thích nghi với sinh kế tạm thời. Anh cho biết mảng này có thể giúp anh phát huy thế mạnh, nhưng phải làm việc cả tuần từ sáng đến tối, "ngồi nói một mình" trong studio và doanh thu giảm hơn 50% so với lúc đi dẫn chương trình.
"Tôi may mắn vì còn có việc để làm dù bị giảm thu nhập. Nhiều bạn bè cùng nghề của tôi đã về quê vì thất nghiệp" - anh kể. Không may mắn như anh Tiền, anh N.V.T. từng là quản đốc của một công ty lớn ở Khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Bình Tân, nhưng phải thất nghiệp suốt nhiều tháng qua. 
Công ty làm ăn khó khăn vì dịch giã, tái cơ cấu nhân sự từ bộ phận lao động trực tiếp đến cấp quản lý. Anh là một trong những người phải rời khỏi công ty ngay trận dịch giữa năm 2020.
"Lúc giải quyết thủ tục nghỉ, tôi vẫn tự tin "số má" quản đốc của mình. Nhưng không ngờ gần một năm rồi vẫn không xin được việc mới dù đã chủ động đề xuất giảm lương so với mức thu nhập từ công ty cũ" - anh T. tâm sự chưa lúc nào bị rối trí tìm sinh kế như lúc này.
Dịch giã không chỉ khiến người nghèo kiệt quệ càng thêm kiệt quệ, ngay cả những người từng có thu nhập ổn cũng gặp khó khăn. Bốn năm mở tiệm làm tóc, dịch COVID-19 khiến anh Đỗ Trường (ngụ quận Bình Thạnh) không biết mình gắng gượng được bao lâu nữa khi phải đóng cửa nhiều lần, và đợt này thì không biết bao giờ mới được mở lại.
Doanh thu salon của anh Trường đang bằng 0, trong khi tiền thuê mặt bằng vẫn phải chi. "Tiền mặt bằng mỗi tháng 20 triệu đồng do nằm ngay trung tâm. 
Tiệm đóng cửa nên tôi tạm cho 4 nhân viên về quê và gắng hỗ trợ được một phần lương cứng cho các bạn ấy, còn phần trăm hoa hồng thì mất sạch vì có khách đâu. Đợt dịch này thật sự quá dài, không biết khi nào mới được trở lại" - ông chủ 31 tuổi nén tiếng thở dài.
"Trước giờ công việc của tôi chỉ có làm tóc, nguồn thu hoàn toàn từ khách làm tóc. Những đợt trước có đóng cửa thì cũng ngắn hạn, còn biết ngày trở lại. Còn giờ mỗi ngày chỉ biết trông chờ, buồn lắm, nhưng tình hình chung nên biết làm sao bây giờ" - anh trĩu giọng và tâm sự thêm chưa biết xoay xở sinh kế khác như thế nào để qua đợt dịch này.

Chị Trần Thị Nết bán vé số ế, phải nhặt thêm ve chai - Ảnh: MẠNH DŨNG
Nợ nần bủa vây
Ngồi trong căn trọ chật hẹp, nóng bức, vừa ru con ngủ, anh Trần Thiên Khiêm (27 tuổi, ngụ Q.4) vừa lên mạng tìm nơi cần tuyển bảo vệ. Từ ngày quán anh làm phải đóng cửa hồi cuối tháng 5, anh Khiêm chạy đủ nơi xin việc nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu.
Tiền trọ hai tháng chưa đóng, vợ cũng mất việc mấy tháng nay, đứa con gái 10 tháng tuổi hết tã, sữa... khiến anh Khiêm sa nợ nần khi phải tìm các app (ứng dụng) cho vay cắt cổ.
App V. đầu tiên anh vay giải ngân nhanh. Nhưng vay 2 triệu đồng thì tiền anh thực nhận chỉ 1.480.000 đồng và phải trả cả gốc lẫn lãi gần 3 triệu đồng sau 10 ngày.
"Chưa tới hạn trả tiền, tôi đã bị họ nhắn tin đòi. Tôi nói chưa có tiền thì hôm sau họ gọi điện chửi, hăm dọa kiểu giang hồ, đòi đưa hình tôi lên mạng, rồi còn gọi cho người thân tôi, nói tôi giựt nợ" - anh Khiêm kể.
Bị chủ nợ "khủng bố", lại đang thất nghiệp, anh Khiêm hết cách phải vay tiếp một app khác để tạm đắp một phần cho ứng dụng kia. App thứ hai anh vay 500.000 đồng có tên D. cũng với thủ tục đơn giản, kèm lời nhắn "nếu trả trong một tuần thì không tính lãi" của người cho vay.
Thấy app D. này "tử tế", một tuần sau anh vay tiếp để trả nốt số nợ app trước. Song lần này anh vỡ lẽ khi chỉ nhận được 1.160.000 đồng "vì trừ các loại phí", trong khi anh đăng ký vay 1.500.000 đồng.
Thấy chồng khốn khổ, chị Thùy Linh - vợ anh Khiêm - bấm bụng bán luôn chiếc nhẫn cưới là thứ quý giá nhất còn lại trong nhà. Rồi chị để con ở nhà cho anh Khiêm giữ, còn mình ra đường nhặt ve chai, đắp đổi qua ngày.
"Tôi thật sự cùng đường. Sắp tới mà thiếu tiền trọ nữa chắc ra đường ở. Muốn về quê An Giang nhưng giờ về thì khó mà cũng không biết lấy gì để sống" - anh Khiêm chùng giọng kể.
Hiện nay, rất nhiều người lao động cũng bị sa lầy nợ nần như vợ chồng anh Khiêm. Không thể mượn qua lại bạn bè được nữa vì ai cũng đang gặp khó, họ vay app, kể cả vay nóng từ các "ngân hàng cột điện". 
Nhiều người đem cả những "gia sản" ít ỏi của mình như điện thoại, xe máy để đi bán hoặc đi cầm, nhưng cũng không xoay xở được bao nhiêu lâu.
"Hết cách xoay xở rồi, tụi tôi đang mong từng ngày từng giờ nhận được sự hỗ trợ để vượt qua cơn cùng cực này" - chị Trần Thị Nết (trọ ở Tỉnh lộ 10, quận Bình Tân) buồn bã tâm sự. 
Bán vé số mùa dịch quá ế ẩm, chị phải cầm thêm bao để nhặt ve chai nuôi con nhỏ bị bệnh ở nhà trọ. Nhưng những thùng rác bây giờ hết người này đến người kia bới móc tìm miếng ăn, có còn gì nữa để nhặt?
Mong được giảm tiền nhà trọ
Hiện mẹ con chị Trần Thị Nết đang đóng tiền trọ 1,5 triệu đồng mỗi tháng. "Đây là khoản tiền lớn nhất tôi đang phải lo xoay xở dù bán vé số không được, nhặt ve chai cũng không được bao nhiêu giữa dịch giã bùng phát này" - chị Nết nói.
Chị cũng như nhiều người lao động đang gặp khó khăn khác đều chung tâm sự rất mong đợt hỗ trợ người nghèo này có tính khoản tiền trọ.
Hầu hết người tỉnh nhập cư lên mưu sinh ở thành phố đều lo lắng khoản tiền trả cho nơi ăn chốn ở hằng tháng, thậm chí nó chiếm đến gần nửa thu nhập và chi phí của họ. Dịch giã này, họ không biết lấy đâu ra tiền trả thuê phòng trọ.
"Thật sự mẹ con tôi đang có nguy cơ phải bơ vơ ra đường nếu không trả nổi tiền trọ tháng này. Tiệm tóc tôi làm thuê phải đóng cửa phòng dịch từ cuối tháng 5, không có một đồng thu nhập nào.
Tiền trọ tháng 6 tôi đã phải nợ một phần, rồi sang tháng 7 này tôi hoàn toàn không còn đồng nào để trả tiền trọ nữa" - chị Lý Thị Linh (trọ ở phường Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân) lo lắng cho biết.
Nhiều lao động phải nghỉ việc
Theo Liên đoàn Lao động TP.HCM, từ thời điểm bùng phát đợt dịch thứ 4 đến ngày 1-7 đã có gần 1.000 công nhân, người lao động nhiễm COVID-19, khoảng 8.000 lao động là F1 và gần 11.500 lao động là F2 phải ngừng việc để cách ly.
Ông Hồ Xuân Lâm - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM - cho biết liên đoàn đã triển khai hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động bị ảnh hưởng trong đợt bùng dịch thứ 4 với mức tối đa 3 triệu đồng cho các trường hợp F0 phải điều trị, tối đa 1,5 triệu đồng với F1 và 500.000 đồng cho người lao động cách ly tại nhà.
"Đến ngày 1-7 đã có gần 24.500 lao động được hỗ trợ với khoảng 11,1 tỉ đồng" - ông Lâm cho biết.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc