Người tiêu dùng Trung Quốc thích nông sản Việt Nam nhưng nếu không sớm nâng cao chất lượng và thay đổi tư duy buôn bán, nông sản Việt sẽ khó vào được thị trường này trong thời gian tới.
Người tiêu dùng Trung Quốc thích nông sản Việt Nam nhưng nếu không sớm nâng cao chất lượng và thay đổi tư duy buôn bán, nông sản Việt sẽ khó vào được thị trường này trong thời gian tới.
Đà Lạt tuyên chiến với nông sản giả xuất xứ
Mỹ muốn Trung Quốc mở cửa với thịt gia cầm, bò và nông sản sinh học
Nông sản Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó - Ảnh 1.
Sầu riêng tỉnh Lâm Đồng được thương lái thu mua bán về miền Tây - Ảnh: M.VINH
Skip in 5
Từ 1-6-2019, các lô hàng nông sản của VN vào thị trường Trung Quốc phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phải truy xuất được nguồn gốc, phải có vùng nguyên liệu và nhãn mác, rõ ràng các thông tin nói trên.
Đây là những thông tin được Bộ NN&PTNT và nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra tại tọa đàm Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc, được tổ chức ở TP.HCM ngày 21-12.
Tăng thuế, siết hàng rào kỹ thuật
Ông Nguyễn Ngọc Nam, tổng giám đốc Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), cho biết kể từ tháng 6-2018 đến nay Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu gạo VN lên mức 50%, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu mặt hàng này.
Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu gạo của VN sang thị trường này chỉ đạt 1,3 triệu tấn trong tổng số 5,8 triệu tấn xuất khẩu nói chung.
"Trung Quốc chỉ còn chiếm 22% lượng gạo xuất khẩu của VN so với trên 30% của các năm trước", ông Nam cho biết, đồng thời khẳng định từ nay đến hết năm gạo Việt sẽ khó xuất thêm sang Trung Quốc vì thuế tăng.
Không chỉ tăng thuế, các yêu cầu về điều kiện xuất khẩu gạo với các doanh nghiệp VN cũng được phía Trung Quốc siết chặt hơn. Trong 150 doanh nghiệp của Hiệp hội Lương thực VN, hiện chỉ có 21 doanh nghiệp được phía Trung Quốc cho xuất khẩu gạo vào nước họ.
"Chúng tôi có gửi thêm hồ sơ của các doanh nghiệp khác vào danh sách này nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa trả lời", ông Nam nói.
Ngoài 8 loại trái cây VN (gồm thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, nhãn, vải, chuối và mít) được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều mặt hàng nông sản khác xuất khẩu sang thị trường này thời gian qua gặp khó về hàng rào thuế, hàng rào kỹ thuật như kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc...
Điều này đã ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm, trong đó nhiều loại giảm giá mạnh.
Chẳng hạn, các mặt hàng như sầu riêng và chanh dây thời gian qua giảm giá khá mạnh khi Trung Quốc siết chặt truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, đây là những mặt hàng mà VN có tốc độ mở rộng diện tích rất nhanh trong 2-3 năm trở lại đây.
Nhiều dư địa cho hàng chất lượng cao
Ông Wei Xiang Qian, đại diện Tập đoàn Sunwah (Liêu Ninh, Trung Quốc), cho hay đã đi khảo sát và trực tiếp thưởng thức cơm, trái cây, đặc biệt là sầu riêng của VN và thấy rằng nông sản VN rất thơm ngon, có nhiều tiềm năng xuất sang Trung Quốc.
"Các doanh nghiệp VN cần tập trung vào sản xuất nông sản, thực phẩm chất lượng cao để xuất khẩu sang Trung Quốc vì đây là đối tượng khách hàng có khả năng chi tiêu lớn. Chúng tôi đang có lượng khách hàng 3 triệu người thuộc nhóm này", ông Wei Xiang Qian cho hay.
Ông Xing Jun, đại diện Tập đoàn phân phối và tiêu thụ nông sản tỉnh Liêu Ninh, cũng cho hay địa phương này có mùa đông dài, khắc nghiệt với giá rau quả tăng mạnh vào mùa này.
Các nông sản VN như sầu riêng, nhãn, xoài, thanh long, cá tra... được người Trung Quốc rất ưa chuộng, trong đó có Liêu Ninh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hàng đầu là chất lượng nông sản phải cao.
Theo ông Trần Thanh Nam, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, việc nâng cao các yêu cầu về an toàn thực phẩm và nguồn gốc là xu hướng chung của các nước nhập khẩu chứ không riêng gì Trung Quốc.
"Doanh nghiệp và người dân Trung Quốc rất thích nông sản của VN vì độ thơm ngon. Nếu doanh nghiệp Việt đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dư địa xuất khẩu sang thị trường này là rất lớn trong thời gian tới", ông Nam khẳng định.
Thêm cơ hội cho nhiều loại trái cây
Ngoài 8 loại trái cây đã cho phép, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đồng ý xem xét mở thêm các loại rau quả mới từ VN như sầu riêng, bưởi, chanh dây, khoai lang, dừa, na và măng cụt trong thời gian tới.
Bộ NN&PTNT cũng đã làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để sớm có những quy định về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng nhằm đưa sản phẩm yến sào VN chính thức vào thị trường này.
Ý kiến bạn đọc