TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.430
  • Tổng lượt truy cập: 7.220.444

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Thâm nhập Myanmar

Đăng lúc: Thứ năm - 24/01/2013 15:26 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
TT - Thị trường Myanmar đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp (DN) VN, hằng tuần đều có các đoàn DN VN sang tìm hiểu thị trường, cơ hội kinh doanh đầu tư, làm ăn ở Myanmar.
- Theo Hiến pháp Myanmar, Luật đầu tư nước ngoài mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày được đăng trên công báo, trước đó Tổng thống Thein Sein đã ký lệnh ban hành luật này vào ngày 2-11. Việc công bố luật đầu tư mới không ảnh hưởng đến các dự án của DN VN đã, đang và sắp triển khai. Theo luật đầu tư mới, thời gian thuê đất là 50+10+10, nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng năm năm đầu, còn liên doanh thì tỉ lệ góp vốn sẽ theo thỏa thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài và đối tác Myanmar.
Thực tế cho thấy số lượng DN VN sang Myanmar tìm cơ hội đầu tư và kinh doanh gia tăng rất nhanh trong khoảng hai năm trở lại đây. Hằng tuần đều có nhiều DN sang tìm kiếm cơ hội, thông tin, đặc biệt là các DN tìm cơ hội để xuất khẩu hàng sang Myanmar. Một số DN đã tìm được đối tác, thành lập văn phòng hoặc mở công ty, cửa hàng để kinh doanh (do người Myanmar đứng tên). Hàng hóa tiêu dùng VN rất được người Myanmar ưa chuộng do chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, phù hợp thị hiếu của người Myanmar...
Hiện có hai dự án của nhà đầu tư VN đã được cấp phép đầu tư chính thức là dự án khai thác đá hoa cương và dự án xây dựng nhà máy dược phẩm. Dự án xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng trước khi được cấp phép chính thức.
* Đã có quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài xếp hàng chờ đầu tư vào Myanmar, theo ông, DN VN còn nhiều cơ hội?
- Tôi có thể khẳng định là cơ hội còn rất nhiều, hai nước đã ký thỏa thuận ưu tiên 12 lĩnh vực đầu tư nhưng các DN VN phải “đánh” vào những lĩnh vực vốn là thế mạnh của mình, chẳng hạn như đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng... Điều quan trọng nhất để kinh doanh thành công tại Myanmar là tìm được đối tác phù hợp, vì tính đến thời điểm này, công ty nước ngoài chưa được phép kinh doanh trực tiếp tại Myanmar. Bên cạnh đó, doanh nghiệp VN phải hiểu rõ về thị trường, tập quán kinh doanh của Myanmar để có những kế hoạch, bước đi tiếp cận thị trường Myanmar phù hợp, hiệu quả.
Myanmar rất xem trọng tinh thần thượng tôn pháp luật, do đó các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài được quy định đầy đủ trong Luật đầu tư.
* Theo ông, hàng VN xuất khẩu nên đi theo đường nào thì thuận tiện?
- Đối với hàng khổ lớn, cồng kềnh thì đường biển là phương tiện vận chuyển phù hợp. Hàng nhỏ gọn có thể xách tay hoặc chuyển bằng đường hàng không. Một trở ngại lớn là chi phí vận chuyển từ VN sang Myanmar khá cao so với hàng từ Thái Lan hay Trung Quốc, do đó nếu các DN VN có thể kết hợp với nhau để chia sẻ chi phí vận chuyển thì sẽ hiệu quả hơn.
40 tỉ USD đổ vào Myanmar
Tính đến cuối tháng 9-2012, Myanmar đã thu hút tổng cộng hơn 40 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, khai khoáng, lâm nghiệp... Các nhà đầu tư Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang rất chú ý và có nhiều đoàn sang Myanmar tìm hiểu thị trường. Các công ty lớn như Coca Cola, Visa, MasterCard, Western Union, PwC... cũng đã có nhiều bước chuẩn bị để tung ra sản phẩm và dịch vụ trong thời gian tới.
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm và thể hiện rõ ý định đầu tư mạnh mẽ vào Myanmar. Trong lĩnh vực nông nghiệp có các nhà đầu tư của Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc đã tiếp xúc và làm việc với các đối tác Myanmar. Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thì hiện tại hàng Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia đang chiếm vị trí thống lĩnh...
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc