TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.428
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.203

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Rèn luyện tính dễ gần

Đăng lúc: Thứ hai - 22/03/2021 00:09 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Dù bạn là người nhút nhát hay dễ gần thì chắc hẳn bạn cũng muốn trở thành người hướng ngoại. Đây là tuýp người cởi mở, tràn đầy năng lượng và sẵn sàng đối mặt với thử thách hay những điều mới mẻ.Có thể bạn cảm thấy sợ hãi và bất an vì không biết cách khiến bản thân trở nên hướng ngoại hơn. Chỉ cần nuôi dưỡng những phẩm chất của người hướng ngoại, thể hiện sự tự tin và chấp nhận rủi ro một cách có tính toán là bạn đã dễ gần và bạo dạn hơn trong cuộc sống rồi!

Phần1: Nuôi dưỡng Sự hướng ngoại

1
Thể hiện sự tích cực bằng ngôn ngữ cơ thể. Biểu cảm khuôn mặt, tư thế cơ thể cũng như tông giọng chính là những yếu tố thể hiện sự hài hước của bạn. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tạo ấn tượng ban đầu và thể hiện rằng bạn là người thân mật và dễ gần.Hãy thử một số dấu hiệu dưới đây để đối phương biết rằng bạn có hứng thú với việc tiếp cận họ và trò chuyện:
Nhướn lông mày
Giơ tay ra để bắt tay
Mở rộng vòng tay để ôm
Mỉm cười
Giao tiếp bằng mắt
Đứng ở chính giữa hoặc gần chính giữa căn phòng. 

 
2
Tiếp cận người khác. Vuợt qua lo lắng xã hội và tiếp cận người khác không phải là điều đơn giản nhưng đây là cách tốt nhất để trở nên thân mật và dễ tiếp cận hơn. Mặc dù điều này có vẻ phản trực giác nhưng nếu bạn thể hiện được sự sẵn sàng bước tới gần ai đó và giới thiệu bản thân nó sẽ giúp đôi bên thoải mái hơn. Đồng thời việc này cũng giúp mở đầu cuộc hội thoại và hình thành sự tự tin.
Quan sát quanh căn phòng và không gian nơi bạn đứng và tìm xem có người nào để bắt chuyện không. Giao tiếp bằng mắt với người đó rồi chậm rãi tiến đến chỗ họ.
Quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối phương khi bạn tiếp cận họ. Nếu họ khoanh tay hoặc nhìn đi chỗ khác, đây có thể là dấu hiệu rằng họ không muốn tán gẫu với bạn. Hãy bỏ quả người này và tìm một đối tượng khác trông dễ tiếp cận và muốn trò chuyện với bạn.

3
Mở đầu cuộc hội thoại. Bạn sẽ khiến bản thân trở nên dễ gần hơn bằng cách chủ động bắt chuyện trong mọi tình huống. Ban đầu việc này không hề đơn giản nhưng khi thực hiện thường xuyên thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng bắt chuyện hơn và thư giãn hơn. Đồng thời nó còn gửi tín hiệu đến đối phương rằng bạn là người cởi mở, thân mật và dễ gần.
Trò chuyện với người ở khu lân cận, dù họ là những người hoàn toàn xa lạ. Dù bạn tham gia hội nghị công việc hay chuyến dã ngoại với gia đình thì cũng hãy quan sát người xung quanh để tìm đối tượng bắt chuyện tiềm năng. Truyền tín hiệu rằng bạn muốn tán gẫu với họ bằng ngôn ngữ cơ thể.
Nói chuyện theo chủ đề phù hợp với tình huống. Ví dụ, không nên nói về cuộc sống cá nhân khi đang ở hội nghị công việc và đừng lấy đám cưới để viện cớ.


4
Sử dụng "Tàu phá băng". Dù bạn trò chuyện với bạn cũ hay mới, có thể bạn sẽ cảm thấy sợ hãi một chút khi tham gia vào cuộc hội thoại hay hoạt động. Hãy phá tan trở ngại đó bằng những câu nói đùa hoặc lời lẽ giải toả căng thẳng và khiến mọi người vui vẻ.
Hãy suy nghĩ trước về những điều vui vẻ và hài hước để nói. Đảm bảo nó phù hợp với tình huống hiện tại. Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với người mới quen, bạn có thể nói “Khỏi thắc mắc tại sao ở đây lại ấm thế, có rất nhiều máy thổi hơi nóng ở hành lang”. Khi trò chuyện với người bạn quen thì bạn có thể thốt lên “Các chủ lò nướng đã tới”.
Đưa ra lời khen khiến người khác cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Điều này giúp bạn trở nên thân mật một cách dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn có thể khen họ “Mái tóc đỏ của bạn là tuyệt nhất” hoặc “Bạn đeo chiếc đồng hộ thật đẹp”.


 
5
Giới thiệu bản thân. Hãy để mọi người biết bạn là ai dù là người đã quen từ trước. Việc làm này sẽ truyền tới họ thông điệp bạn là người dễ gần và dễ bắt chuyện.
Để đối phương biết tên bạn và điều gì đó về bản thân nếu 2 người chưa quen nhau. Ví dụ, bạn có thể nói "Xin chào, tên tôi là Kiên và tôi thích bơi lội. Tôi tới bãi biển này vài lần 1 tuần nhưng chưa thấy bạn lần nào. Tên bạn là gì và bạn cũng thích bơi phải không?" Nhắc lại tên của đối phương giúp bạn ghi nhớ nó và thể hiện sự thích thú. Ví dụ, "Chào Nam, rất vui được gặp bạn! Bạn có xuống bơi ngay bây giờ không?”
Thành thật với người bạn biết. Bạn có thể nói “Xin chào, đây là con người mới của tôi. Tôi đang cố gắng đeer thân mật hơn với mọi người và thoát khỏi vỏ bọc của bản thân”. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn bè, gia đình, hay thậm chí người quen sẽ hiểu được tín hiệu này và giúp bạn trở nên dễ gần hơn bằng cách chủ động bắt chuyện.

 
6
Bày tỏ suy nghĩ. Bạn có thể kéo dài cuộc hội thoại bằng cách đưa ra suy nghĩ hoặc ý kiến cá nhân. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ giữ tâm trạng tươi sáng nhất có thể để kéo dài cuộc hội thoại.
Tìm sở thích chung giữa 2 người và bàn luận về nó. Bạn có thể nói “bạn có tin những gì đang xảy ra trong thế giới đua xe đạp hiện giờ không? Mọi chuyện thật điên rồ!”
Để cuộc hội thoại diễn ra tự nhiên giữa các chủ đề khác nhau. Đảm bảo cả 2 bên đều được nói, điều này giúp bạn hình thành sự tự tin và trở nên thân mật hơn trong khi trò chuyện.
Hãy tự do thể hiện ý kiến cá nhân trong khi trò chuyện với đối phương. Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi để ý rằng giá cả ở siêu thị địa phương đang tăng lên nhiều như tôi muốn ủng hộ doanh nghiệp nhỏ, tôi không chắc là mình có thể tiếp tục mua sắm ở đây. Bạn có từng trải qua tình huống này chưa?


 
7
Mở rộng và chấp nhận lời mời. Tổ chức bữa tiệc nhỏ hoặc ra ngoài ăn tối với bạn bè, đặc biệt là tham gia các hoạt động bạn không thường làm. Ra ngoài và giao tiếp với mọi người có thể giúp bạn trở nên dễ gần và thư giãn hơn. Tuy nhiên cũng có một vài yếu tố rủi ro.
Ăn tối cùng nhau hoặc tổ chức buổi gặp mặt tại nhà hàng. Mời một nhóm bạn bè thông thường hoặc những người có chuyên môn. Bạn sẽ thu hút sự chú ý vì là chủ bữa tiệc và buộc phải trò chuyện với các khách mời hay bắt chuyện với một nhóm người.
Mời những người bạn muốn tìm hiểu đi uống cà phê hoặc ăn trưa. Theo dõi thời gian 2 bên gặp mặt và xác định xem tình bạn có nảy nở hay không.
Chấp nhận lời mời của người khác. Đây là cơ hội để gặp gỡ người mới và nỗ lực để trở nên thân mật hơn. Hãy nhớ rằng khi từ chối lời mời nhiều lần là bạn đã gửi đi thông điệp rằng bạn không hứng thú. Điều này có thể khiến bạn bị loại ra khỏi những hoạt động vui chơi.

 
8
Tham gia vào các nhóm khác nhau. Một trong những điểm nổi bật của người dễ gần là họ thân thiện với người lạ và nói chuyện rôm rả với nhiều người khác nhau trong bất kỳ tình huống nào.Nắm bắt cơ hội ở những sự kiện cá nhân hoặc chuyên môn để bắt chuyện với nhiều người khác nhau. Ban đầu chuyện này sẽ không dễ dàng gì nhưng bạn sẽ quen dần thôi.
Thả lỏng bản thân cạnh một người hay nhóm người. Lắng nghe những gì họ nói và đề nghị tham gia, “Tôi có thể tham gia không? Cuộc hội thoại có vẻ rất thú vị.”
Giới thiệu bản thân với một người trong nhóm. Người này có thể mời bạn vào nhóm hoặc tham gia cuộc trò chuyện.
Phần2
Hành động Tự tin

 
1
Bạn cần hiểu rằng mỗi người trong chúng ta đều đặc biệt. Mỗi cá nhân có những đặc điểm khác biệt khiến họ nổi trội. Thừa nhận sự đặc biệt của bản thân và mang lại điều mới mẻ trong bất kỳ cuộc hội thoại hay tình huống nào có thể thúc đẩy sự tự tin để bạn trở nên dễ gần hơn hoặc chấp nhận rủi ro.
Tìm ra thứ khiến bạn trở nên đặc biệt là lên danh sách. Ví dụ, bạn là người có kinh nghiệm đi du lịch thế giới. Dù đây không phải là đặc điểm tính cách nhưng đi du lịch nhiều nơi đem đến cho bạn cái nhìn độc đáo về thế giới khiến nhiều người thích thú.
Tránh so sánh bản thân với người khác, điều này có thể làm suy yếu sự tự tin của bạn.

 
2
Chấp nhận bản thân. Một yếu tố quan trọng để tự tin chính là chấp nhận bản thân. Có thể sinh ra bạn đã là người ít nói và bạn không nên ép bản thân trở thành người hướng ngoại. Bạn vẫn có thể tự tin, bạo dạn và ấn tượng khi bạn là người hướng nội. Một bình luận hay và đúng lúc cũng thú vị và hài hước như 5 phút tán gẫu vậy.
Nhận ra rằng bạn có nhiều điều tuyệt vời dành tặng cho thế giới và những người xung quanh. Lên danh sách những đặc điểm và yếu tố tuyệt vời đó và nhớ tới chúng bất cứ lúc nào bạn thấy lưỡng lự.
Bạn cần hiểu rằng chấp nhận bản thân cũng là cách để những người xung quanh đối tốt với bạn. Điều này có hình thành sự tự tin trong bạn.

 
3
Tin tưởng bản thân. Nếu không tin tưởng chính mình và khả năng của bản thân thì bạn khó có thể trở nên dễ gần và bạo dạn. Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể thành công nếu bạn đặt tâm huyết vào đó với những khẳng định tích cực và làm nổi bật sự lạc quan trong cuộc sống.
Tạo khẳng định hàng ngày. Ví dụ, nói với bản thân rằng “Tôi dành rất nhiều thời gian để đi du lịch và nó giúp tôi có quan điểm độc đáo về thế giới và nhận ra rằng mọi người đều xứng đáng được bình đẳng.”
Ở cạnh những người tin tưởng bạn và củng cố sự tự tin cho bạn.
Ghi nhớ rằng tự tin sinh ra ở khắp nơi, chẳng hạn như bạn biết mình có những mối quan hệ tích cực, nhiệt huyết trong công việc, hay thậm chí là có ngoại hình đẹp. Chúng có thể củng cố sự tự tin và giúp bạn dễ dàng tiếp cận người khác hay chấp nhận rủi ro hơn.
Hãy nhớ rằng thất bại là một phần quan trọng trong việc tin tưởng bản thân. Ví dụ, bạn mất việc và trải qua quãng thời gian khó khăn để tìm công việc mới thích hợp, đây chính là lúc thể hiện khả năng của bạn để đạt được thành công ngay cả trong điều kiện khó khăn.

 
4
Chống lại suy nghĩ tiêu cực. Đôi khi con người có những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Cách bạn xử lý suy nghĩ này là dấu hiệu ảnh hưởng tới cách bạn giao tiếp với mọi người và đồng thời củng cố hoặc làm suy yếu lòng tự trọng. Xác định những kiểu suy nghĩ sau sẽ làm suy yếu lòng tự trọng và tự nhủ bản thân phải đánh giá lại cảm giác và thói quen suy nghĩ đó, điều này sẽ giúp bạn cải thiện sự tự tin:
Suy nghĩ tất cả hoặc không gì cả, bạn luôn nhìn mọi thứ theo hướng hoặc là tốt hoặc là xấu. Ví dụ, bạn nói “Nếu tôi không nhận được công việc này tức là tôi là kẻ thất bại”. Thay vào đó, bạn có thể nói như sau “Nếu tôi không nhận được công việc này thì vẫn còn nhiều điều tốt đẹp hơn đang chờ tôi.”
Sàng lọc tâm lý, tức là bạn chỉ thấy mặt tiêu cực và nó làm méo mó quan điểm của bạn về người đó hoặc tình huống đó. Ví dụ, thay vì nghĩ “Tôi đã kéo tụt đội mình lại và giờ họ sẽ đổ lỗi cho tôi vì làm đội thua cuộc”, bạn có thể nghĩ tích cực như sau “Tôi mắc lỗi nhưng mọi người cũng vậy. Chúng ta có thể học hỏi từ sai lầm và tiến lên phía trước.”
Chuyển đổi tích cực thành tiêu cực, tức là bạn phủ nhận toàn bộ những gì mình đạt được. Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi đã chiến thắng cuộc đua và cảm thấy thật tuyệt!” thay vì “Tôi chiến thắng vì chẳng có ai tham gia.”
Nhầm lẫn cảm xúc và sự thật. Có thể bạn nghĩ mình thất bại vì bạn đã trải qua một ngày tồi tệ. Nhắc bản thân nhớ tới những gì mình đã đạt được để chống lại suy nghĩ này.

 
5
Khích lệ bản thân. Điều quan trọng là nói với bản thân rằng những tiến triển tích cực còn đang ở phía trước. Khen ngợi bản thân vì đã có thay đổi tích cực và đạt được mục tiêu.
Nhớ tập trung vào mặt tích cực trong mọi tình huống, cho dù bạn không thể nhận ra chúng ngay từ đầu. Ví dụ, bạn có thể nói “Luận án của tôi có thể không hoàn hảo nhưng tôi đã hoàn thành nó. Tôi đã hoàn thành cuộc chạy đua học thuật mà nhiều người không thể làm được.”
Tránh để những va chạm trên đường làm bạn nản chí. Khích lệ bản thân vực dậy và tiến về phía trước bằng cách sắp xếp lại những chuyện đã xảy ra theo hướng tích cực.

 
6
Tận hưởng thời gian vui vẻ. Khả năng thư giãn và vui vẻ ở bất cứ đâu chính là dấu hiệu của sự tự tin. Tập trung vào mặt tích cực giúp bạn trở nên thân thiết với mọi người hơn và bạo dạn trong cuộc sống.
Tìm kiếm công ty vui vẻ và tận hưởng niềm vui ở đó. Điều này có thể giúp bạn cười thật nhiều, khiến bạn thấy thoải mái và tự tin hơn để thể hiện bản thân hay mạo hiểm.
Giải toả sự tiêu cực. Nếu bạn trải qua điều gì tiêu cực, hãy vượt qua nó. Tiếp xúc với ý kiến hay hành vi tiêu cực có thể làm suy giảm khả năng hành động tự tin của bạn.
Phần3
Mạo hiểm

 
1
Đề ra mục tiêu cho bản thân. Nếu bạn muốn bạo dạn hơn thì bạn cần mạo hiểm. Bạn cần xác định xem bản thân muốn bạo dạn theo cách nào rồi sau đó đề ra mục tiêu cho bản thân.
Sử dụng phương pháp đặt mục tiêu SMART để đề ra mục tiêu cho bản thân. SMART là viết tắt của: cụ thể (specific), có thể tính toán (measurable), có thể đạt được (attainable), thực tế (realistic), hợp thời (timely). Ví dụ, bạn muốn thử chơi dù lượng. Bạn có thể đặt mục tiêu như sau “Tôi muốn vượt qua nỗi sợ độ cao của bản thân và tận hưởng vẻ đẹp từ trên cao. Tôi sẽ làm quen với việc đứng trên các toà nhà cao tầng và nhìn ra ngoài sao cho tôi có thể tổ chức sinh nhật sắp tới của mình bằng cách chơi dù lượn với người yêu.”
Viết mục tiêu ra giấy để củng cố chúng. Cập nhật mục tiêu khi bạn hoàn thành. Cân nhắc việc đánh giá lại mục tiêu thường xuyên để đảm bảo mức độ hợp lý.

 
2
Kỳ vọng thực tế. Đảm bảo mong muốn trở nên bạo dạn là hoàn toàn thực tế với bản thân. Điều này có thể ngăn bạn tiếp cận mục tiêu, đồng thời làm suy giảm sự tự tin và sẵn sàng để trở nên bạo dạn.
Đánh giá xem mục tiêu có thực tế không bằng cách trao đổi với mọi nguời hoặc tự nghiên cứu. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành vận động viên thể hình nhưng bạn hơi lớn tuổi một chút thì bạn sẽ khó có cơ hội tham gia Olympics. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể tham gia lớp học thể hình hay các cuộc thi khác.


 
3
Trải nghiệm những thứ mới. Mỗi khi thử những điều mới là bạn đã tỏ ra bạo dạn vì có thể bạn không hề thích chúng hoặc gặp thất bại. Thử những hoạt động mới hoặc trải nghiệm những điều mới bất cứ lúc nào, điều này không chỉ giúp bạn trở nên bạo hạn hơn mà còn thúc đẩy sự tự tin và giúp bạn thân thiết hơn với mọi người.
Nghĩ thoáng với những thứ bạn chưa thử qua. Ví dụ, nếu bạn bè mời bạn thử món ăn của nước khác, đừng ngần ngại tham gia. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy thứ bạn thích, ngay cả khi bạn không thích thì bạn vẫn có thể nói bạn đã thử chúng.
Tham gia nhiều hoạt động mới và khác nhau. Thoát khỏi vùng an toàn và tham gia một câu lạc bộ hay thử thay đổi hoạt động hàng ngày. Ví dụ, bạn thường tập chạy hàng ngày nhưng giờ muốn đổi sang tập luyện kiểu khác. Bạn có thể tập thử Crossfit hoặc các môn thể thao khác như yoga, chúng sẽ thử thách bạn nhiều hơn là chỉ tập chạy đơn thuần.
Vượt lên nỗi sợ hãi. Mỗi khi trải nghiệm điều mới thì có nhiều khả năng bạn sẽ cảm thấy sợ hãi. Hít thở thật sau và trấn an bản thân rằng điều này tốt cho bạn.


 
4
Chấp nhận thay đổi. Mỗi cá nhân đều trải qua thay đổi trong cuộc sống. Nhiều lần, thay đổi liên quan đến sự can đảm hay bạo dạn trong cuộc sống. Đón nhận thay đổi mọi lúc giúp bạn sẵn sàng mạo hiểm trong tương lai.
Ghi nhớ rằng bạn có khả năng xử lý mọi trở ngại trong cuộc sống. Việc này sẽ đem lại cho bạn sự tự tin để kiên trì hơn. Khi lưỡng lự, hãy lùi lại, thư giãn và quên đi.
Từng bước từng bước chấp nhận thay đổi trong cuộc sống. Chia nhỏ sự thay đổi thành những phần có thể quản lý giúp bạn dễ dàng chấp nhận và sẵn sàng mạo hiểm hơn.

 
5
Chấp nhận thất bại. Cũng giống như thay đổi, mọi người ai cũng gặp thất bại. Nhưng cách bạn đối phó với thất bại có thể khiến bạn trở nên bạo dạn và tự tin hơn. Tiếp tục tiến về phía trước vì những người mạo hiểm đều từng nếm mùi thất bại trước khi thành công.
Xác định nguyên nhân thất bại và áp dụng để thành công trong tương lai. Ví dụ, nế thiế ứng dụng điện thoại của bạn không bắt mắt, hãy đọc phần bình luận và điều chỉnh để đưa ra thiết kế mới dựa trên phản hồi của người dùng.
Nhờ giúp đỡ bất cứ khi nào bạn cần. Việc này không chỉ giúp bạn bạo dạn hơn trong cuộc sống, mà còn giúp bạn trở nên dễ gần hơn.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến kỹ năng nào nhất?

Kỹ năng anh văn siêu tốc

Phương pháp luận TC

Kỹ năng nghề ẩm thực

Kỹ năng trang điểm

Kỹ năng kinh doanh internet

Kỹ năng điện ảnh

Kỹ năng XD văn hóa DN

Kỹ năng XD văn hóa GĐ

30 kỹ năng doanh nghiệp

Tất cả kỹ năng

Liên kết website