Giật mình…Sợ hãi…Choáng…Đau lòng…Đó là tất cả những cảm xúc của chúng ta khi hàng ngày mở mắt dậy, ta nghe hay đọc ở đâu đó trên bất cứ các trang báo mạng nào các dòng thông tin giật gân, nào là vụ nữ sinh đánh nhau, giết bạn học cùng trường, tự tử , trầm cảm ,….Tất cả đã giống lên một hồi chuông đáng báo động về tình trạng mà nói đúng hơn là một “căn bệnh” của thế hệ học sinh, sinh viên của Việt Nam_Vấn nạn bạo lực học đường . Vậy thế nào là bạo lực học đường? Chúng ta đã từng nghe rất nhiều người phản ánh , nhận xét và bình luận về vấn đề này và họ đưa ra các quan điểm khác nhau. Có người cho rằng bạo lực học đường là hiện tượng học sinh đánh nhau vì những lí do cá nhân, người khác lại cho rằng bạo lực học đường là tình trạng cư xử không đúng của học sinh ngày nay mà nguyên nhân bắt nguồn từ tính hung hăng, thô bạo của học sinh . Tất cả các quan niệm này chỉ nêu lên một khía cạnh của bạo lực học đường.
Giật mình…Sợ hãi…Choáng…Đau lòng…Đó là tất cả những cảm xúc của chúng ta khi hàng ngày mở mắt dậy, ta nghe hay đọc ở đâu đó trên bất cứ các trang báo mạng nào các dòng thông tin giật gân, nào là vụ nữ sinh đánh nhau, giết bạn học cùng trường, tự tử , trầm cảm ,….Tất cả đã giống lên một hồi chuông đáng báo động về tình trạng mà nói đúng hơn là một “căn bệnh” của thế hệ học sinh, sinh viên của Việt Nam_Vấn nạn bạo lực học đường . Vậy thế nào là bạo lực học đường? Chúng ta đã từng nghe rất nhiều người phản ánh , nhận xét và bình luận về vấn đề này và họ đưa ra các quan điểm khác nhau. Có người cho rằng bạo lực học đường là hiện tượng học sinh đánh nhau vì những lí do cá nhân, người khác lại cho rằng bạo lực học đường là tình trạng cư xử không đúng của học sinh ngày nay mà nguyên nhân bắt nguồn từ tính hung hăng, thô bạo của học sinh . Tất cả các quan niệm này chỉ nêu lên một khía cạnh của bạo lực học đường. Nhìn rộng ra, bạo lực thực ra là một trạng thái tâm lí thì đúng hơn, nó xuất phát từ chính trong tâm tranh của mỗi con người . Tâm không vững thì thân bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, thân không tốt thì trí và tâm đều bị tác động và trí không thông, không sáng thì tâm càng thiếu chiều sâu và không biết giữ gìn thân mình ! Như vậy, chúng ta đang mở rộng khái niệm bạo lực ở những chiều hướng khái quát và tổng quát hơn , đó không chỉ dừng lại là việc các học sinh đánh nhau một cách dã man, việc chửi nhau và hăm dọa hay dùng hung khí giết người mà đó còn là những bức thư cuối viết cho cha mẹ mình trước khi các em tự tử, những nỗi ám ảnh khi đi đến trường vì bị đánh chửi bởi thầy cô, những áp lực và căng thẳng về học tập và điểm số v.v… Tất cả, tất cả những điều này đều tạo nên một bức tranh ảm đạm mà chúng ta gọi là “bạo lực học đường”.Không giật mình sao được khi mà gần đây, trên các trang báo mạng đưa tin các vụ án nghiêm trọng do chính các “thiên thần áo trắng”gây ra . Mới đây nhất là một vụ việc khiến chúng ta đau lòng trước sự ra đi đột ngột của 3 cô bé học trò chăm chỉ và hiền lành. Không ai ngờ tới được và không cảm nhận được sự cô đơn , trống trải và những khoảng trống lớn trong lòng các em ngay cả cha mẹ, thầy cô. Hàng ngày vẫn cắp sách đến trường và chăm chỉ học hành, lễ độ với cha mẹ, thầy cô, nhưng không ai ngờ tới rằng các em đang chịu đựng những nỗi đau âm thầm và lặng lẽ , không thổ lộ cùng ai của riêng mình. Để rồi….Và còn nhiều lắm những cái chết trẻ, khi mà “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, gia đình, bạn bè, thầy cô không khỏi bàng hoàng trước nguyên nhân của những cái chết tưởng chừng khó hiểu và bí ẩn ấy, có khi vì những lí do rất lãng xẹt và không đâu như: bị thầy cô cho chép bài phạt, cha mẹ la mắng v.v…. Bạo lực không chỉ bám riết , tràn vào trong phần Tâm –Trí của các em mà ngay cả Thân cũng bị giày vò. Lấy 2 vụ việc dưới đây làm ví dụ :
Vụ án thứ 1
Do xích mích nhỏ, nhóm bốn người của Nguyễn Hồng Phúc kéo nhau đến Trường THCS và tiểu học An Thới 2 (Phú Quốc, Kiên Giang) để cự cãi và đánh nhau với nhóm của N.Đ.G. (học sinh lớp 9). Sự việc được thầy cô giải quyết, những tưởng đã xong, không ngờ nhóm thanh niên này đợi đến giờ tan trường chặn đánh nhóm của G..
Giữa lúc hai bên đang đánh nhau, Nguyễn Văn Đen chạy đến nhà kêu anh ruột của Phúc là Nguyễn Anh Giàu đến tiếp viện. Nhóm của G. đánh không lại, bỏ chạy. Nhóm Phúc rượt theo không kịp.
Một lúc sau, G. rủ thêm năm học sinh cấp III quay trở lại dùng đá ném, hai bên tiếp tục đánh nhau. Đánh không lại, nhóm của G. lại bỏ chạy. Rồi sau đó quay lại ném đá, đánh nhau tiếp. G. dùng thắt lưng đánh nhau với Đen, Giàu thấy thế lấy khúc gỗ vuông đánh G..
G. bỏ chạy. Giàu rượt theo quất liên tiếp vào đầu khiến G. bị chấn thương sọ não, tử vong hai ngày sau đó...
Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Anh Giàu 15 năm tù về tội giết người, các bị cáo khác từ 6 tháng đến 1 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng.
Giá như G. và các bạn được trang bị kỹ năng sống, cách ứng xử khi bị gây hấn... thì có lẽ chuyện thương tâm trên không xảy ra.
Vụ án thứ 2
Trên đường chạy xe về nhà, N.T.K., học sinh lớp 10 Trường THPT Tân Hiệp (Tân Hiệp, Kiên Giang), thấy nhóm Dương Minh Cảnh đang đùa giỡn trong nhà, K. chửi thô tục rồi chạy đi.
Nhóm Cảnh rượt theo. Gặp N.N.T., Cảnh rủ T. nhập bọn với mình. Khi bắt kịp, Cảnh dùng tay đánh K., K. nhảy xuống xe, rút dao từ trong cặp ra cũng vừa lúc T. lao tới đạp vào chân K., K. đâm thẳng vào ngực T. một nhát khiến T. tử vong.
Trong phiên tòa sơ thẩm tại TAND tỉnh Kiên Giang, bị cáo cắn môi đỏ nhừ, nước mắt giàn giụa khuôn mặt khi nói lời xin lỗi cha của nạn nhân.
Hội đồng xét xử hỏi: “Tại sao bị cáo lại mang dao trong cặp?”. Bị cáo trả lời giọng yếu ớt: “Tại vì bị cáo học xa nhà nên đem theo để phòng thân”.
Chủ tọa thở dài: “Nhiệm vụ học sinh là lo học hành để sau này giúp bản thân, gia đình, đất nước. Đằng này người ta đang ở trong nhà, can cớ chi bị cáo lại dùng lời lẽ thiếu văn hóa gây sự. Đã thế lại sử dụng hung khí... Đổi lại bị cáo được gì? Gia đình bị cáo không khá giả nhưng phải chạy đôn chạy đáo để bồi thường cho gia đình nạn nhân 100 triệu đồng. Bản thân bị cáo phải ngồi tù trong khi bạn bè đang đến trường lo cho tương lai sau này”.
Học phí phải trả cho bài học nông nổi ấy là sáu năm tù thay cho những năm tháng học trò tươi đẹp.
Và cái nhìn của những người trong cuộc…. Rất nhiều teen viết comment (bình luận), thể hiện thái độ phẫn nộ có, bức xúc có nhưng cũng có không ít teen khiến nhiều người phải giật mình khi xem đây chỉ là chuyện… bình thường, chuyện “cơm bữa”.
Một bạn nữ nicknam sa…ny chia sẻ: “Do mọi người không để ý nên chưa biết thôi. Đối với dân 9x mà nói thì chuyện xảy ra như cơm bữa. Chỉ cần nhìn ai mà cảm thấy không ưa là tìm mọi lý do để gọi ra và “dạy dỗ”, hoặc là đánh để “lấy số” với các bạn khác ở trường”.Không ít teen lên án chuyện đánh nhau này, nhưng lại không phải lên án hành động dã man mà tỏ ra “bức xúc” vì cho rằng, đã đánh nhau phải “một chọi một” mới là “quân tử”, vậy nên có không ít các comment kiểu như:
“Solo nó đánh không lại nên phải rủ nhau đánh hội đồng đây mà” hay “có giỏi thật thì đánh solo thử xem”. Một số khác lại có những comment rất “vô cảm”: “Học theo các đàn chị trước đó ấy mà”.
Kết quả cuộc khảo sát học sinh hai trường THPT trên địa bàn quận Đống Đa về chuyện đánh nhau trong học đường cũng khiến không ít người phải “choáng”: gần 97% học sinh được khảo sát thừa nhận ở trường có xảy ra tình trạng nữ sinh đánh nhau. Mức độ diễn ra thường xuyên chiếm tỷ lệ 44,7%. Khảo sát cũng cho thấy, có những lí do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Có những lí do không hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%), chẳng có lí do gì cũng đánh (12%).
Hay theo như các thống kê gần đây, chỉ trong vòng chưa hết 3 tháng đầu năm 2012, hàng chục em học sinh cả nam lẫn nữ đã tìm đến cái chết với nhiều lí do khác nhau. Nhưng điểm đang lưu ý là các vụ tự tử thường xảy ra với các nữ sinh và không rơi vào các em học sinh cá biệt mà lại xảy ra với các em học sinh có học lực khá, giỏi.
Cái chết để giải thoát hay là một tiếng kêu xé lòng báo động một khoảng trống chết người trong xã hội….Giải thích cho các biểu hiện hành vi cũng như những cái chết thương tâm ấy, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Ông Đỗ Minh Hùng, phó chánh án TAND tỉnh Kiên Giang, tâm sự: “Hai năm trở lại đây, những vụ án bạo lực trong giới trẻ ngày càng gia tăng. Phần lớn do ảnh hưởng bởi phim ảnh, một số học sinh, thanh niên trẻ tuổi nghĩ rằng muốn thể hiện mình thì phải đánh đấm, uy hiếp, làm nhục ai đó... Đến khi ra tòa lại hãi hùng, run rẩy đối diện với bản án".
Theo thạc sĩ Phan Thị Mai - giảng viên chính bộ môn tâm lý học khoa sư phạm Trường đại học Cần Thơ: phải tập cho trẻ tính tự tin để ít bị kẻ khác bắt nạt.
Không nên dạy con bằng những câu mệnh lệnh cộc lốc như không được chơi với bạn xấu, không được đánh nhau... Cách dạy áp đặt thế khiến trẻ không dám thổ lộ suy nghĩ của mình, vì thế khi bị gây sự, bắt nạt trẻ không báo cho cha mẹ biết.
Hay còn nhiều và nhiều ý kiến khác cho rằng nguyên nhân của những vụ việc này là do từ chính gia đình , nhà trường và xã hội, thiếu sự quan tâm và giáo dục đúng đắn , xã hội chạy theo vật chất mà lơ đãng hoặc đánh rơi các giá trị tinh thần, làm cho giá trị đạo đức xuống cấp, hành vi của trẻ không ổn định .Và thế là họ lại bắt đầu tìm kiếm các giải pháp khác nhau khắc phục, hạn chế trong bản thân gia đình, nhà trường và xã hội. Tôi vẫn thường tự hỏi là liệu những biện pháp này có thật là hữu hiệu và đi đúng hướng? Nếu thật sự là triệt để thì làm sao có tình trạng thường ngày vẫn nhan nhản các tin tức gây “choáng” về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay . Nếu thât sự là đi đúng hướng thì làm sao tình trạng bạo lực này vẫn còn là một đề tài nóng và không đi đến hồi kết? Nếu thật sự là tốt thì tại sao hàng ngày ta luôn phải nhìn thấy các con số tăng lên chóng mặt của bạo lực học đường mà không hề suy giảm? Phải chăng đã đến lúc ta nhìn nhận lại các thiếu sót trong các biện pháp ấy? Những câu hỏi trên đây không có nghĩa là các biện pháp này không hợp lý hay không đúng mà chỉ đơn giản là các biện pháp này “đúng nhưng chưa trúng”. Vẫn biết không có biện pháp nào là tuyệt đối và có thể ngăn chặn hoàn toàn bạo lực học đường nhưng nếu chúng ta có những biện pháp đi đúng hướng hơn thì chúng ta sẽ nhanh chóng tháo gỡ vấn đề.
Tiếng kêu xé lòng đến từ chữ “Tâm”…Có một điều đáng lưu ý trong các clip bạo hành hay các câu chuyện kể đầy nước mắt mà nếu một người tinh ý sẽ nhìn thấy đó là hầu như các người xung quanh ngay cả cha mẹ hay những người thân của nạn nhân đều không nhận ra và nếu có thì cũng bằng một thái độ rất thờ ơ và vô cảm. Có nhìn thấy cảnh một em học sinh bị túm tóc đánh giữa thanh thiên bạch nhật trước sự chứng kiến của bao người ở đó mới thấy rùng mình về cả căn bệnh của xã hội- sự vô cảm. Bất chợt, nói đến đây tôi lại nhớ đến những ánh mắt lạnh lùng đến đáng sợ của cả thảy 19 người qua đường trước thân thể thoi thóp của một em bé khi bị xe tải cán , câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc nhưng khiến chúng ta phải suy nghĩ và đặt một dấu chấm hỏi vào cái tâm của con người.Đứa bé chết trước sự dửng dưng của chính đồng loại của mình. Nào đâu chỉ dừng lại bằng những ánh mắt ghẻ lạnh và đáng khinh kia , đó còn là những cái bĩu môi và cái cười quái ác của những kẻ khi tận mắt thấy cô lái xe buýt bị làm nhục bởi những kẻ côn đồ. 13 người, chính xác là 13 người nhưng không người nào đứng ra và giúp đỡ người con gái yếu đuối ấy. Kết cục ư? Chuyến xe buýt ấy trở thành chuyến xe tử thần khi mà không một ai sống sót trong vụ tai nạn thảm khốc . Cô gái đã tự tử cùng với tất cả 13 hành khách , những người đã bình thản một cách rùng rợn sau khi cô gái bị làm nhục xong! Như vậy, những bóng ma vô hình và độc ác nhất bám riết lấy cuộc sống của chúng ta lại không nằm đâu xa mà chính là trong cái TÂM của mỗi con người. “Chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng bản thân mình” âu cũng là ý nghĩa đó.Chính những bạo lực trong chính bản thân và tâm khảm của chính người trong cuộc tạo nên những vụ việc đáng thương tâm nói chung và bạo lực học đường nói riêng. Một lần nữa, bạo lực trong chính bản thân của những người xung quanh lại khiến cho vấn nạn trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân sâu xa vẫn là nằm trong bản thân mỗi người_cả người trong cuộc lẫn người xung quanh. Bởi không những người trong cuộc mà cả những người xung quang cũng góp phần vào việc hoàn thiện bức tranh cuộc sống ảm đạm đầy rẫy những bạo lực và thương đau ấy! Giờ đây, chúng ta cần có cái nhìn nghiêm túc và nhìn nhận đúng đắn hơn về khoảng trống trong chính tâm hồn của chính mình . Có sáu tâm trạng chính làm tâm bấn loạn, phá rối sự yên tĩnh , làm tâm không được nghỉ ngơi đó là sự vô tâm, luyến ái, giận dữ, kiêu mạn,nghi kiến và tà kiến. Ðây là những thái độ hay khía cạnh tinh thần, chứ không phải là những hiện tượng bên ngoài. Chúng ta cần phải vượt qua những sự đánh lừa hay ảo ảnh này, và chính chúng mới là nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau. Niềm tin và sự tin tưởng không giúp được gì cả: chúng ta phải hiểu được bản chất của các khía cạnh tinh thần này. Nếu chúng ta không kiểm tra tâm của chính mình với nội quán, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được những gì trong tâm chúng ta. Nếu không xem xét, không cần biết chúng ta nói bao nhiêu về tâm và tình cảm của chúng ta, ta sẽ không bao giờ thực sự hiểu rằng tình cảm căn bản của ta là sự tự kỷ trung tâm hay sự tự xem mình là trung tâm, và đây chính là nguyên nhân làm ta không yên ổn.
Ðể thắng cái tôi của mình, chúng ta không cần phải từ bỏ tất cả những sở hữu của chúng ta. Hãy giữ chúng, chúng không phải là những gì làm đời sống của chúng ta khó khăn. Chúng ta không an bình vì chúng ta đang bám vào chúng (các vật sở hữu) với tất cả sự tham đắm. Chính cái ngã của chúng ta và sự tham đắm làm ô nhiễm tâm chúng ta, làm cho tâm chúng ta không trong sáng, vô tâm và bồn chồn, ngăn cản tia sáng trí tuệ của chúng ta phát triển. Nếu chúng ta không biết được tính chất của bản chất về lòng tham đắm và những đối tượng của nó, thì làm sao chúng ta có thể phát ra lòng từ bi đối với bạn bè, cha mẹ và đất nước của chúng ta được? Việc ấy chắc chắn không thể được. Khi chúng ta làm cha mẹ hoặc bạn bè chúng ta đau lòng, đó chính là tâm vô ý thức đang làm việc. Khi hành động trong sự giận dữ, người đang giận hoàn toàn không nhận thấy được việc gì đang xảy ra trong tâm của họ. Sống không tỉnh thức làm chúng ta đau khổ và mất sự kính trọng đối với những người khác. Sống mà không nhận thức được hành động, tính tình và thái độ tinh thần, làm chúng ta đánh mất lòng nhân đạo của chúng ta. Chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Sự việc rất giản dị, có phải vậy không? Chỉ khi con người tự phán xét mình và tự mình tìm ra chữ TÂM thật sự trong chính bản ngã của mình thì khi ấy ta mới mong rằng sẽ không còn những cái chết thương tâm của những “cô bé bán diêm” khi mà những nạn nhân phải đơn thân độc mã chống chọi với bạo lực còn những người khác thì chỉ hờ hững , lạnh nhạt đến đáng sợ mà không hề đưa cánh tay ra cứu vớt ! Cuộc sống chỉ thật sự tốt đẹp khi chúng ta tự đưa tay cho mình một con đường đi và cộng đồng xã hội nâng bước ta đi trên con đường đó . Có người đỗ lỗi cho cuộc sống hiện đại, nhịp sống quá hối hả khiến cho con người ta đánh rơi đâu đó chữ TÂM của mình . Nhưng xin thưa với bạn rằng, xã hội ngày xưa và ngày nay đều tồn tại những vấn đề đau lòng ấy .Và nếu có cho rằng thời đại hiện đại ngày nay đưa đến nhiều tình trạng bạo lực hơn ngày xưa thì mong bạn cũng hiểu cho rằng có chăng là do con người đã quên đi kẻ thù trong chính bản thân mình và mê mải với sự phát triển vật chất bên ngoài đó thôi ! Ngẫm cho cùng, nếu chữ TÂM được nhìn nhận đúng với giá trị vô giá của nó và được xem trọng thì sẽ giảm thiểu đi rất nhiều những khoảng không văn hóa trong lối ứng xử của con người trong thế giới luôn biến động không ngừng ngày nay !
Ý kiến bạn đọc