TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.427
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.433

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài cảm nhận_học trò thầy

Đăng lúc: Thứ tư - 28/11/2012 23:11
Hành động. Mọi thứ dường như sẽ không phát huy được tác dụng nếu nó không thực sự được vận hành vào trong cuộc sống. Thầy khuyên chúng ta nên tiết kiệm năng lượng, không nên tán khí, tán tài, lãng phí thời gian và sức lực cho việc tranh luận đúng sai, hơn thua mà thay vào đó là hãy nghĩ và hành động sao cho tạo ra được giá trị thực sự cho cuộc sống. Cũng như những bài học em viết ở đây, nếu em không thực sự đưa những bài học này vào cuộc sống, thì nó mãi là một file word với hai trang, có ý nghĩa hy vọng đem lại một điều gì đó hữu ích cho người có duyên đọc nó. Đây cũng là bài học để em kết thúc bài thu hoạch của mình và mở ra một hành trình của sự trải nghiệm, một trong những sự trải nghiệm đó có thể là tham gia dự án mà Thầy đã đề cập. Cuộc sống thú vị ở chỗ “cơ duyên”.
Bài cảm nhận: đã rất lâu rùi e mới có buổi học hay đến như vậy
Bài học thứ nhất, cách Thầy trả lời câu hỏi rất sâu sắc và có nghệ thuật. Thầy đều đọc các câu hỏi mà các bạn viết, và có những câu Thầy không trả lời trực tiếp nhưng Thầy trả lời gián tiếp. Em có hỏi Thầy về việc làm rõ hơn năm ngôn ngữ, vì với em vẫn rất trừu tượng. Em cảm nhận trong bữa học đó, Thầy vẫn lồng cách giải thích về năm ngôn ngữ đi vào cuộc sống như thế nào, quả là rất tinh tế. Thông qua cách trả lời gián tiếp đó, em rút ra cách học năm ngôn ngữ, đó là em nên đi nhiều, gặp nhiều người hơn, làm nhiều việc hơn để va chạm và rồi cần tập dần khả năng quan sát tinh tường, cố cảm cho được năm ngôn ngữ.
Bài học thứ hai, trưởng thành, một câu chuyện Thầy kể về thế nào là một người bạn trai trưởng thành. Thực sự với em nó rất có ý nghĩa, đó như một cái gương soi để em biết rằng mình chưa trưởng thành và cần phải tự trau dồi bản thân như thế nào để trưởng thành. Cũng nhờ bài học này mà em giải thích được tại sao sau buổi học thứ nhất, Thầy dặn dò rất kỹ cho bài học ngày mai, vì một lẽ dễ hiểu, Thầy đã qua cái ngưỡng của sự trưởng thành.
Bài học thứ ba, xuất thế gian, một người sống trong một hệ thống, thì lúc đầu người đó chịu sự chia phối của hệ thống đó. Nhưng nếu ta chịu khó tìm tòi cách thức hoạt động, yếu tố cốt lõi để hệ thống này hoạt động và cáh tạo được giá trị trong cuộc sống, thì lúc đó ta nên đứng ra ngoài hệ thống và có kế hoạch hành động cho đúng để khai thác tốt nhất hệ thống đó, hoặc thậm chí xây dựng một hệ thống khác vận hành được.
Bài học thứ tư sự dừng lại, buông bỏ đúng lúc, đó chính là lúc ta mạnh nhất, lấy vô chiêu mà thắng hữu chiêu. Điều này em đã nhiều lần sử dụng trong cuộc sống mà không biết tên của nó, nhưng khi được học Thầy, em mới hiểu vì sao thời điểm khó khăn ngày xưa, tưởng chừng như thua cuộc thì em lại xoay chuyển được thế trận và chiến thắng ngoạn mục. Bài học về sự dừng lại nếu được vận dụng khôn khéo, nó có thể tạo ra những giá trị lớn, chuyển bại thành thắng.
Bài học thứ năm, bình tâm, tịnh trí, trí tuệ, em cho rằng đây là một bài học rất lớn. Vì thực ra để cảm nhận thì dễ, nhưng để thực sự đạt được cái trình của ba từ đó quả không dễ. Mục tiêu của em là sẽ phấn đấu rèn luyện để thực sự bình tâm, tịnh trí và có trí tuệ thực sự.
Bài học thứ sau, “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, thực sự là trước khi học Thầy, em chưa chú trọng vào vấn đề này. Những nếu ngẫm nghĩ thì có thể làm sáng tỏ được rất nhiều điều. Trước đây, em nghĩ rằng ai cũng là con người, họ có quyền bình đẳng như nhau. Vì vậy, em cho rằng mình nên làm điều tốt nhất cho mọi người em gặp, sẵn sàng chia sẻ, thậm chí đôi khi chấp nhận để họ giận mình, mất lòng vì mình muốn họ thay đổi theo hướng mình nghĩ là tốt. Thế nhưng khi chú ý quan sát, mọi người thường không làm vậy, họ không dễ chia sẻ những thứ họ có, có thể giải thích là mình phải có cái gì đó xứng đáng thì họ mới chia sẻ. Hãy thử đặt một câu hỏi, tại sao cũng một người Thầy, mà việc họ chia sẻ ở các lớp khác nhau thì khác nhau. Thông qua buổi học em cảm nhận, bản thân người Thầy họ cũng xác định là những người học trò ở mức nào thì sẽ nhận được lượng tri thức và năng lượng tương ứng. Vậy một người học trò giỏi là người làm cho Thầy mình thấy mình xứng đáng được truyền nhiều nhất có thể. Một bài học rút ra là mình hãy học cách đề người ta cho mình hấp thu nhiều nhất từ họ, đó là cách nhanh nhất để ta làm cho database của mình phong phú và nhiều lên nhanh chóng. Thế nhưng bài học này chỉ giúp ta có nhiều dữ liệu, có nhiều thông tin, có nhiều cơ hội nhưng vẫn chưa giúp ta thực sự có ích trong cuộc sống. Vậy chúng ta cần có bài học tiếp theo.
Hành động. Mọi thứ dường như sẽ không phát huy được tác dụng nếu nó không thực sự được vận hành vào trong cuộc sống. Thầy khuyên chúng ta nên tiết kiệm năng lượng, không nên tán khí, tán tài, lãng phí thời gian và sức lực cho việc tranh luận đúng sai, hơn thua mà thay vào đó là hãy nghĩ và hành động sao cho tạo ra được giá trị thực sự cho cuộc sống. Cũng như những bài học em viết ở đây, nếu em không thực sự đưa những bài học này vào cuộc sống, thì nó mãi là một file word với hai trang, có ý nghĩa hy vọng đem lại một điều gì đó hữu ích cho người có duyên đọc nó. Đây cũng là bài học để em kết thúc bài thu hoạch của mình và mở ra một hành trình của sự trải nghiệm, một trong những sự trải nghiệm đó có thể là tham gia dự án mà Thầy đã đề cập. Cuộc sống thú vị ở chỗ “cơ duyên”.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc