TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.424
  • Tổng lượt truy cập: 7.615.467

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài Cảm Nhận_ Dương Thanh

Đăng lúc: Thứ tư - 28/11/2012 23:34
Trước khi đến lớp học của Thầy, em hiểu về làm người, làm việc, làm giàu như thế nào? Thưa Thầy trước khi đến lớp học của thầy em hiểu về: làm người, làm việc, làm giàu như sau:
-         Làm Người:
+ Đầu tiên mình phải học những điều đúng, rèn luyện bản thân mỗi ngày sau đó chia sẽ với người khác. Thế nhưng em gặp vấn đề là để quan điểm và quy luật vào trong sự chia sẽ nên người nghe khó tiếp nhận, khi đó em lại thấy khó chịu với bản thân mình. Vòng luẩn quẩn đi hoài không ra được.
+ Em thích đọc sách về phát triển bản thân, về người giàu và người thành công nhưng thấy rất khó áp dụng vào cuộc sống của mình. Vì thế em mãi là con người cũ, luôn trong cảm giác không hài lòng về bản thân. Ước mơ lớn lao trong khi hành động không đủ mạnh mẽ.
-         Làm việc:
+ Trước đây em cứ nghĩ thành công mới là điều quan trọng nhất. Em rất sợ thất bại và cái nhìn của em về những người thất bại không mấy thiện cảm.
-         Làm giàu:
Em học về Y khoa nên việc đi tìm lời giải cho sự giàu có thấy rất khó khăn. Làm sao có được sự giàu có mà vẫn giữ được lương tâm và Y đức của mình là 1 điều em trăn trở.
Em ước xây dựng 1 Hệ thống chăm sóc y tế rộng khắp. Hệ thống đó bao gồm nhiều khía cạnh trong đó khía cạnh giải tỏa stress, định hình lối đi hướng đi cho bạn trẻ…
Làm sao để mình có thời gian để chăm sóc gia đình của mình trong khi vẫn có được tiền và phục vụ người bệnh?
I.                   Trong cuộc sống có cần 5 kĩ năng tổng hợp: Data, Sư phạm, Tư vấn, Chốt Sales, Quản trị rủi ro. Cho ví dụ chứng minh.
Em nghĩ 5 kĩ năng trên là cần thiết với mọi người ở mọi chuyên ngành. Tuy nhiên tùy theo chuyên ngành của mình mà sẽ có những kĩ năng được tập trung phát triển tối đa. Em học về Y khoa nên em lấy ví dụ về chuyên ngành của mình:
-         Data: Khi Thầy đến với em với bệnh Tăng huyết áp, để điều trị cho Thầy em cần có kiến thức về bệnh THA. Để có kiến thức em phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, những người bệnh khác nhau. Nếu em không biết cách tổng hợp, phân tích những nguồn tài liệu đó để biến thành kiến thức, kinh nghiệm cho mình, em sẽ không đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho Thầy.
-         Sư phạm. Nếu em trở thành giảng viên trong trường Y khoa, sư phạm trở thành yếu tố rất quan trọng, điều mà em thấy những người thầy và anh, chị mình đi trước chưa có được.
-         Tư vấn: Với bệnh THA hay nhiều bệnh khác việc thay đổi nhận thức của người bệnh về  thói quen không tốt, tư vấn cho họ hiểu về bệnh của mình từ đó cùng bác sĩ áp dụng  phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Trình độ của mỗi người cũng không giống nhau nên phải biết lựa chọn cách tư vấn ngắn gọn, phù hợp.
-         Chốt Sales với ngành của em của em thì em cần Thầy tư vấn thêm.
-         Quản trị rủi ro trong ngành của em là hạn chế sai sót ở mức tối đa. Đem lại sức khỏe và sự sống cho người bệnh.
II.                Những điều em trải nghiệm trong thời gian ngắn nhất:
-         Điều đầu tiên em muốn cảm ơn Thầy về những điều Thầy đã chia sẽ, những bài học giá trị và sâu sắc.
-         Khuôn mặt của Thầy, nụ cười của Thầy là bài học đầu tiên em nhận được.
-         Khi ta đón nhận cái mới, phản xạ tự nhiên là sự nghi ngờ. Nhưng hãy dũng cảm để nó đi vào, không phân biệt đúng – sai, không tranh luận, không lấy quan điểm của mình để áp chế nó, loại bỏ nó mà hãy trải nghiệm với nó, khi đó giá trị sẽ thực sự mang lại.
-         Khi ta càng mở rộng cái Tâm của mình, những điều ta học được càng lớn lao.
-         Em đã biết cách để nhận được những giá trị từ cuộc sống. Luôn là người học trò, học hỏi từ những điều giản dị nhất, từ những con người bình thường nhất.
-         Do cảm nhận riêng của mỗi người mà hạnh phúc và đau khổ khác nhau.
-         Phải biết tôn trọng người khác, tôn trọng những giá trị và đi tìm sự tương thích.
-         Phải tập trung giải quyết vấn đề, không để TÁN KHÍ – TÁN TÀI.
-         Và điều em tâm đắc nhất: HỌC NHIỀU –ĐẦU NỞ -MIỆNG NHỎ LẠI. Em hiểu được giá trị thực sự của 1 con người nằm ở đâu, điều gì là quan trọng nhất đối với mình trong cuộc đời này.
III.             Đề nghị: Em may mắn được nghe Thầy chia sẽ 2 lần trước đó. Rất tâm đắc với cách chia sẽ của TS Mộc Quế. Không giống với bất cứ ai, câu chuyện bình dị nhưng giá trị thật lớn lao. Em đang đi tìm kiếm những hiểu biết, giá trị mà Thầy đang chia sẽ. Em nghĩ những điều mình đang tìm kiếm không thể có hết được trong 2 buổi học. Vì thế em mong được Thầy cấp học bổng để học được nhiều điều hơn.
Nói thật với Thầy em rất mê khóa học NLP 36 triệu bên Anh Nhật. Nhưng bây giờ em chưa đi làm, rồi lương của người mới đi làm cũng chỉ đủ cho sinh hoạt, tiết kiệm tới lúc nào mới đủ tiền để đi học. Mà để càng lâu thì mất mát càng lớn trong khi cuộc sống vẫn đang diễn ra.
Vì thế khi nghe bạn Tú chia sẽ Thầy có mở lớp học 2 buổi, còn cấp học bổng trị giá tới 50 triệu đồng em đã không đăng kí ngay. Em nghĩ nếu mình được học lớp học đó, bao nhiêu điều mới mẻ mình sẽ thu nhận được, bao nhiêu giá trị mình sẽ có được. Chỉ nghĩ tới thôi em đã thấy sướng hết cả người. Mong là em có được may mắn đó.
Em chúc Thầy luôn tràn đầy sức khỏe và nhiệt huyết với thế hệ trẻ chúng em. Em cảm ơn Thầy, TS Mộc Quế!
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc