TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.423
  • Tổng lượt truy cập: 7.833.150

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Hướng dẫn kê khai, nộp thuế TNDN tạm tính theo tháng, quý.

Đăng lúc: Chủ nhật - 02/12/2012 01:17 - Người đăng bài viết: Cô Châu
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG 1. Kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Người nộp thuế Tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) có thu nhập chịu thuế là người nộp thuế TNDN.
Người kê khai thuế
Cơ sở kinh doanh có thu nhập phải kê khai thuế TNDN theo quy định.
Cơ sở kinh doanh chính có nghĩa vụ kê khai thuế phần kinh doanh của mình và của các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ kê khai thuế riêng.
Cơ sở kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế, đang bị lỗ hoặc đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy định (trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế).
2. Kỳ tính thuế TNDN
* Kỳ tính thuế tạm tính theo quý  được xác định cụ thể như sau:
+ Quý I: Từ 01/01 đến hết ngày 31/3.
+ Quý II: Từ 01/4 đến hết ngày 30/6
+ Quý III: Từ 01/7 đến hết ngày 30/9
+ Quý IV: Từ 01/10 đến hết ngày 31/12
Kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của quý. Kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của quý đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
* Kỳ tính thuế theo tháng được xác định: Bắt đầu từ ngày đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
* Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: Được xác định bắt đầu từ thời điểm phát sinh thu nhập đến hết ngày cuối cùng của tháng phát sinh thu nhập.
3. Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế.
3.1 Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý:
- Tờ khai mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 áp dụng đối với NNT thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, hoá đơn, chứng từ và xác định được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế
Hoặc
– Tờ khai mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 áp dụng đối với NNT không xác định được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế
Và:
+ Trường hợp DN có cơ sở sản xuất ( bao gồm cả cơ sở gia công lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý bao gồm cả Biểu thuế TNDN tính nộp của DN có các CSSX hạch toán phụ thuộc (mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008).
+ Trường hợp NNT khai thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuế đất thì hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý bao gồm cả  Phụ lục Doanh thu từ chuyển quyền SD đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu số 01-1/TNDN  ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.
* Lưu ý: – NNT có thể lựa chọn kê khai một trong hai mẫu  01A/TNDN hoặc 01B/TNDN tuỳ theo tình hình thực tế của Doanh nghiệp. Việc lựa chọn mẫu kê khai phải được thực hiện thống nhất trong cả năm tài chính.
3.2 Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo tháng:
– Trường hợp kê khai: NNT thực hiện quy định về hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ và xác định được doanh thu chịu thuế nhưng không xác định được chi phí, thu nhập chịu thuế hoặc NNT phát sinh doanh thu kinh doanh không thường xuyên, sử dụng hoá đơn bán hàng cung cấp lẻ tại cơ quan thuế phục vụ cho hoạt động kinh doanh đó thì kê khai thuế TNDN theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu chịu thuế.
-  Hồ sơ gồm: Tờ khai mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.
4. Nguyên tắc lập tờ khai thuế
– Số tiền ghi trên tờ khai thuế TNDN làm tròn đến đơn vị là đồng Việt Nam, không ghi số thập phân.
– Các số liệu ghi trên tờ khai phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa, không được ghi số âm (-).
– Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi.
– Tờ khai thuế được coi là hợp lệ khi kê khai theo đúng mẫu quy định, đầy đủ các thông tin định danh theo đăng ký với cơ quan thuế, mã số thuế và có người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, có đóng dấu của cơ sở kinh doanh.
– Người nộp thuế không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế.
 
II. HƯỚNG DẪN KHAI THUẾ
1. Khai các chỉ tiêu định danh.
- Chỉ tiêu [01] – Ghi rõ kỳ tính thuế trong năm là tháng hay quý.
– Chỉ tiêu [02] – Ghi chính xác tên người nộp thuế như đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế, không sử dụng tên viết tắt hay tên thương mại.
– Chỉ tiêu [03] – Ghi đầy đủ mã số thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế cấp khi đăng ký thuế.
– Các chỉ tiêu [04], [05], [06]: Ghi đúng theo địa chỉ văn phòng trụ sở của người nộp thuế như đã đăng ký với cơ quan thuế.
– Các chỉ tiêu từ [07] đến [09]: Ghi đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email của người nộp thuế.
2. Hướng dẫn kê khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể:
2.1 Khai thuế TNDN tạm nộp quý
a. Khai thuế TNDN tạm nộp quý theo thực tế phát sinh (Mẫu số 01A/TNDN)
Mẫu số: 01A/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính)
——————————————-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
(Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh)
[01] Kỳ tính thuế: Quý…. năm …….
[02] Người nộp thuế :………………………………………………………………………….
[03] Mã số thuế: …………………………………………………………………………………
[04] Địa chỉ:  ………………………………………………………………………………………
[05] Quận/huyện: ………………. [06] Tỉnh/Thành phố: ……………………………………
[07] Điện thoại: …………………  [08] Fax: ……………… [09] Email: …………………..
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT Chỉ tiêu  
1 Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ [10]
2 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ [11]
3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12]
4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13]
5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14]
6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15]
7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16]
8 Thuế suất thuế TNDN [17]
9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [18]
10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19]
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.
………………………, ngày……… tháng……….. năm……….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
———————————————————————————–
Ghi chú: Số thuế TNDN dự kiến được miễn, giảm, người nộp thuế tự xác định theo các điều kiện ưu đãi được hưởng.
 
Cách xác định các chỉ tiêu trong tờ khai:
- Chỉ tiêu [10] – Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ là tổng doanh thu thực tế phát sinh chưa có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra 3 tháng trong kỳ tính thuế, bao gồm: doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
+ Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là doanh thu thuần từ cung cấp hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu, doanh thu bán cho các doanh nghiệp chế xuất và xuất khẩu tại chỗ).
+ Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản doanh thu thuần từ hoạt động tài chính bao gồm lãi tiền vay, lãi tiền gửi, tiền bản quyền, thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức, lợi nhuận được chia, lãi từ bán ngoại tệ, lãi do chuyển nhượng vốn, hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
+ Thu nhập khác là các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính của cơ sở kinh doanh (đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) và thu nhập từ hoạt động tài chính phát sinh  trong kỳ tính thuế. Các khoản thu nhập khác bao gồm thu từ nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định bao gồm cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, thu tiền phạt do các đối tác vi phạm hợp đồng, các khoản tiền thưởng từ khách hàng, quà biếu, quà tặng, các khoản thu nhập của năm trước chưa hạch toán vào thu nhập.
Xác định doanh thu thực tế phát sinh một số trường hợp cụ thể:
+ Đối với các cơ sở kinh doanh làm đại lý bán hàng hưởng hoa hồng, doanh thu thực tế phát sinh là doanh thu theo các tờ khai thuế GTGT trừ đi (-) giá trị của hàng bán đại lý.
+ Cơ sở kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc để bán  hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau…, nếu sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau thì doanh thu thực tế phát sinh không tính phần doanh thu điều chuyển nội bộ.
+ Cơ sở kinh doanh không có các đơn vị hạch toán phụ thuộc, doanh thu thực tế phát sinh được xác định theo doanh thu trên Tờ khai thuế GTGT các tháng trong quý của cơ sở kinh doanh.
+ Cơ sở kinh doanh có các xí nghiệp, chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ, thì doanh thu thực tế phát sinh là toàn bộ doanh thu trong quý của cả cơ sở kinh doanh chính và doanh thu của các đơn vị, chi nhánh phụ thuộc.
Ví dụ 1:
Công ty B.T có trụ sở chính tại Quảng Ninh, đồng thời có 2 chi nhánh và 1 Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc báo sổ ở Hà Nội, Hải phòng, Bắc Ninh.
Các Xí nghiệp, chi nhánh kê khai thuế GTGT tại các Cục thuế Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. Công ty kê khai thuế TNDN cho các đơn vị phụ thuộc tại Cục thuế Quảng Ninh.
Doanh thu thực tế phát sinh của Công ty B.T là toàn bộ doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế GTGT của Công ty và  3 đơn vị hạch toán phụ thuộc.
+ Văn phòng Tổng công ty, công ty không trực tiếp kinh doanh kê khai nộp thuế TNDN cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ thì doanh thu thực tế phát sinh là doanh thu chưa có thuế GTGT (đã trừ doanh thu luân chuyển nội bộ) của các đơn vị phụ thuộc.
Ví dụ 2:
Tổng công ty V. đóng trụ sở chính tại Quảng Ninh, có các đơn vị thành viên (hạch toán độc lập) và đơn vị trực thuộc (hạch toán phụ thuộc báo sổ).
Văn phòng Tổng công ty V không trực tiếp kinh doanh phải kê khai thuế TNDN cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ.
Doanh thu thực tế phát sinh  của Tổng công ty là doanh thu chưa có thuế GTGT (đã trừ phần doanh thu luân chuyển nội bộ) của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty.
- Chỉ tiêu [11] – Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế. Chỉ tiêu này bao gồm: Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác. Chỉ tiêu này được xác định cụ thể như sau:
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế tương ứng với doanh thu phát sinh trong kỳ được xác định để tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
+ Chi phí hoạt động tài chính là những khoản chi phí hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế, bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lập và hoàn lập dự phòng, giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ.
+ Các khoản chi phí khác là những khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu [12] – Lợi nhuận phát sinh trong kỳ được xác định bằng doanh thu thực tế phát sinh trong quý  trừ đi (-) chi phí thực tế phát sinh trong quý, cụ thể: Chỉ tiêu [12] = Chỉ tiêu [10] – Chỉ tiêu [11].
- Chỉ tiêu [13] – Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế, chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận phát sinh của cơ sở kinh doanh, ví dụ như: chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định, Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định, chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí, chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế TNDN …
- Chỉ tiêu [14] – Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế phản ánh tổng số tiền của tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm lợi nhuận phát sinh trong kỳ tính thuế như: lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN, giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế quý trước, chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng …
- Chỉ tiêu [15] - Lỗ được chuyển trong kỳ là số lỗ của kỳ trước và lỗ của các năm trước chuyển sang theo qui định của pháp luật thuế.
- Chỉ tiêu [16] – Thu nhập chịu thuế được xác định bằng lợi nhuận phát sinh trong kỳ cộng với (+) điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế trừ đi (-) điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế và trừ đi (- ) lỗ được chuyển trong quý.
- Chỉ tiêu [17] – Thuế suất thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 25%. Thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thácdầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50%.
Cơ sở kinh doanh hoặc dự án kinh doanh thực tế đạt được các điều kiện ưu đãi theo quy định của pháp luật thuế TNDN thì được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%, 20% tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
- Chỉ tiêu [18] -  Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm là tổng hợp số thuế TNDN dự kiến được miễn giảm trong kỳ tính thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế, bao gồm:
+ Miễn giảm theo Luật thuế TNDN (nếu có)
+ Giảm thuế TNDN theo TT 03/2009/TT-BTC: Áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (kể cả thu nhập từ chuyển quyến sử dụng đất, chuyển nhượng bất động sản, thu nhập khác). Số thuế TNDN giảm bằng (=) số thuế TNDN phải nộp sau khi trừ (-) miễn, giảm (nếu có) nhân (x) 30%
Trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi về thuế TNDN, và là đối tượng được giảm 30% thuế TNDN phải nộp theo TT 03/2009/TT-BTC  thì số thuế ghi vào chỉ tiêu này [chỉ tiêu 18] là tổng hợp số thuế dự kiến được miễn giảm
* Lưu ý: Các trường hợp áp dụng theo thông tư TT 03/2009/TT-BTC TT chỉ áp dụng đến hết  kỳ tính thuế năm 2009.
Ví dụ: Công ty TNHH A là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quý I năm 2009 có số thuế TNDN phát sinh là 100 trđ; Công ty đang được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo Luật thuế TNDN (Giảm 50% số thuế TNDN). DN ghi vào chỉ tiêu 18 trên tờ khai như sau
Số thuế TNDN được giảm theo Luật thuế TNDN  = 100 trđ x 50% = 50 trđ
Số thuế TNDN được giảm theo TT 30/2009/TT-BTC = 50 trđ x 30% = 15trđ
Tổng số thuế TNDN dự kiến được giảm = 50 trđ + 15 trđ = 65 trđ ( Số liệu này sẽ được ghi vào chỉ tiêu [18] trên tờ khai thuế)
Khi khai số thuế dự kiến miễn giảm, cơ sở kinh doanh phải gửi kèm bản giải trình về: điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi và miễn, giảm; thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi; thời gian được miễn, giảm.
- Chỉ tiêu [19] – Thuế TNDN phải nộp trong kỳ là số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ và bằng thu nhập chịu thuế nhân với (x) thuế suất thuế TNDN trừ đi (-) thuế TNDN dự kiến miễn, giảm. Cụ thể: Chỉ tiêu [19] = Chỉ tiêu [16] x Chỉ tiêu [17] – Chỉ tiêu [18].
b. Khai thuế TNDN tạm nộp quý theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu (Mẫu số 01B/TNDN)
Mẫu số: 01B/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính)
———————————-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
(Dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu)
[01] Kỳ tính thuế: Quý…. năm …….
[02] Người nộp thuế :………………………………………………………………………….
[03] Mã số thuế: …………………………………………………………………………………
[04] Địa chỉ:  ………………………………………………………………………………………
[05] Quận/huyện: ………………. [06] Tỉnh/Thành phố: ……………………………………
[07] Điện thoại: …………………  [08] Fax: ……………… [09] Email: …………………..
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT Chỉ tiêu  
1 Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ [10]
a Doanh thu thực tế theo thuế suất chung [11]
b Doanh thu của dự án theo thuế suất ưu đãi [12]
2 Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu (%) [13]
3 Thuế suất  
a Thuế suất chung (%) [14]
b Thuế suất ưu đãi (%) [15]
4 Thuế TNDN phát sinh trong kỳ ([16]= [17]+[18]) [16]
a Thuế TNDN tính theo thuế suất chung ([17]=[11]x[13] x [14]) [17]
b Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi ([18]= [12]x[13]x[15]) [18]
5 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [19]
6 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([20]= [16]–[19]) [20]
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.
………………………, ngày……… tháng……….. năm……….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
—————————————————————
Ghi chú: Số thuế TNDN dự kiến được miễn, giảm, người nộp thuế tự xác định theo các điều kiện ưu đãi được hưởng.
 
Cách xác định các chỉ tiêu trong tờ khai
- Chỉ tiêu [10] – Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ được xác định như chỉ tiêu [10] của Mẫu số: 01A/TNDN nêu trên.
- Chỉ tiêu [11] – Doanh thu thực tế theo thuế suất chung là tổng doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế của các hoạt động chịu thuế suất thuế TNDN chung (25%).
- Chỉ tiêu [12] - Doanh thu của dự án theo thuế suất ưu đãi là tổng doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế của các dự án đủ điều kiện được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi (nếu có).
- Chỉ tiêu [13] – Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu là tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước liền kề với năm kê khai thuế TNDN tạm nộp theo quý . Công thức tính cụ thể như sau:
Tỷ lệ TNCT trên doanh thu = Tổng thu nhập chịu thuế TNDN x 100%
Tổng doanh thu
Trong đó:
+ Tổng thu nhập chịu thuế TNDN: Căn cứ trên Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước, cơ sở kinh doanh xác định tổng thu nhập chịu thuế TNDN bằng tổng thu nhập chịu thuế TNDN chưa trừ chuyển lỗ.
+ Tổng doanh thu: số liệu để tính chỉ tiêu này được lấy từ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và được xác định bằng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ  trừ đi (-) các khoản giảm trừ doanh thu cộng với (+) doanh thu hoạt động tài chính  cộng với (+) thu nhập khác.
Xác định tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu một số trường hợp
Trường hợp cơ sở kinh doanh năm trước bị lỗ không xác định được tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu, cơ sở kinh doanh căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của kỳ tính thuế và dự kiến cả năm để xác định tỷ lệ TNDN tạm nộp quý (sau khi đã trừ số chuyển lỗ năm trước theo qui định). Đồng thời cơ sở kinh doanh gửi cho cơ quan thuế Bản xác định tỷ lệ tạm nộp trong năm bao gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tổng doanh thu dự kiến cả năm
+ Chi phí SXKD dự kiến cả năm
+ TNDN dự kiến cả năm
+ Số lỗ được chuyển trong năm
+ Dự kiến thu nhập chịu thuế cả năm
+ Tỷ lệ tạm nộp trong năm
Trường hợp năm trước cơ sở kinh doanh có chuyển lỗ, năm nay vẫn còn chuyển lỗ tiếp thì thu nhập chịu thuế TNDN để xác định tỷ lệ tạm nộp trong năm là Tổng thu nhập chịu thuế TNDN (đã trừ chuyển lỗ) và số liệu lấy từ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước.
Trường hợp năm trước cơ sở kinh doanh có chuyển lỗ, năm nay đã hết quyền chuyển lỗ thì thu nhập chịu thuế TNDN để xác định tỷ lệ tạm nộp trong năm là Tổng thu nhập chịu thuế TNDN chưa trừ chuyển lỗ của năm trước.
Cơ sở kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Đối với cơ sở không chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng… trên đất): Thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai tạm nộp hàng quý chỉ áp dụng cho thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất). Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được kê khai và tính thuế theo Tờ khai riêng, không kê khai tạm nộp theo quý. Do đó, nếu cơ sở kinh doanh có hoạt động kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì khi tính tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để xác định tỷ lệ tạm nộp chỉ tính trên kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (trừ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
Cơ sở kinh doanh có hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, tính tỷ lệ tạm nộp hàng quý như sau:
+ Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Lấy số liệu tại chỉ tiêu mã số B24 – Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chưa trừ chuyển lỗ (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất). Nếu cơ sở kinh doanh còn quyền chuyển lỗ trong năm sau thì lấy số liệu tại chỉ tiêu mã số B30 – Thu nhập từ sản xuất kinh doanh đã trừ chuyển lỗ (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
+ Tổng doanh thu: Doanh thu để tính tỷ lệ tạm nộp là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ doanh thu hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất). Chỉ tiêu lấy số liệu tại Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước).
Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của quý và dự kiến của cả năm để xác định tỷ lệ tạm nộp trong quý. Đồng thời cơ sở kinh doanh gửi cho cơ quan thuế bản xác định tỷ lệ thu nhập tạm nộp bao gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tổng doanh thu dự kiến cả năm
+ Chi phí SXKD dự kiến cả năm
+ TNDN dự kiến cả năm
+ Tỷ lệ tạm nộp trong năm .
Trường hợp người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra và tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế khác với tỷ lệ người nộp thuế đã kê khai, thì áp dụng theo kết quả thanh tra, kiểm tra.
– Chỉ tiêu [14] – Thuế suất chung là mức thuế suất phổ thông áp dụng đối với các hoạt động không được hưởng thuế suất ưu đãi (25%).
– Chỉ tiêu [15] – Thuế suất ưu đãi là mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi đối với các dự án đầu tư thực tế đạt các điều kiện được hưởng ưu đãi theo qui định của pháp luật.
– Chỉ tiêu [16] – Thuế TNDN phát sinh trong kỳ là tổng số thuế TNDN phát sinh trong quý của các hoạt động chịu thuế TNDN theo mức thuế suất chung cộng với (+) thuế TNDN phát sinh trong quý của các hoạt động, dự án được hưởng thuế suất ưu đãi, số liệu lấy từ chỉ tiêu [17] + [18].
- Chỉ tiêu [17] – Thuế TNDN tính theo thuế suất chung được xác định bằng doanh thu thực tế phát sinh của các hoạt động chịu thuế TNDN theo mức thuế suất chung nhân với (x) tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu nhân với (x) thuế suất chung, số liệu lấy từ chỉ tiêu: [11] x [13] x [14].
- Chỉ tiêu [18] -  Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi được xác định bằng doanh thu thực tế phát sinh của các hoạt động được hưởng thuế suất ưu đãi nhân với (x) tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu nhân với (x) thuế suất ưu đãi, số liệu lấy từ chỉ tiêu: [12] x [13] x [15].
- Chỉ tiêu [19] – Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở kinh doanh đạt được trong quý ( Cách tính toán số liệu ở chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu [18] tờ khai 01A/TNDN phần a nêu trên).
- Chỉ tiêu [20] – Thuế TNDN phải nộp trong kỳ bằng thuế TNDN phát sinh trong kỳ trừ đi (-) thuế TNDN dự kiến miễn, giảm, cụ thể:
Chỉ tiêu [20] = Chỉ tiêu [16] – Chỉ tiêu [19].
* Hướng dẫn kê khai các phụ lục kèm theo tờ khai tạm tính thuế TNDN quý
1. Khai Phụ lục Doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất ( Mẫu số 01-1/TNDN)
Trường hợp người nộp thuế có doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong quý tính thuế thì ngoài Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý (Mẫu số: 01A/TNDN hoặc mẫu số 01B/TNDN) người nộp thuế còn phải khai và gửi kèm Phụ lục: Doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu dưới đây:
Mẫu số: 01-1/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính)
———————————-
Phụ lục
DOANH THU TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT
Kèm theo tờ khai thuế TNDN tạm tính quý… năm ………
Người nộp thuế…………………………….…………………………………..
Mã số thuế:………………………………..…………………………………….
TT Hoá đơn Ngày Người nhận chuyển quyền Địa chỉ lô đất chuyển quyền Diện tích (m2) Giá 1 m2đất chuyển quyền Giá trị chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất Giá 1m2 đất chuyển quyền theo đơn giá do UBND cấp tỉnh quy định Giá trị chuyển quyền theo giá UBND cấp tỉnh quy định
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
                   
                   
                   
                   
  Tổng                
Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai./.
………………………, ngày……… tháng……….. năm……….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
 
Cách xác định các chỉ tiêu trong Phụ lục:
– Chỉ tiêu (1): Ghi thứ tự phát sinh theo thứ tự từ 1, 2, 3, …..
– Chỉ tiêu (2): Ghi cụ thể số và ký hiệu hóa đơn
– Chỉ tiêu (3): Ghi theo ngày ghi trên hóa đơn phát hành.
– Chỉ tiêu (4):
+ Đối với người nhận chuyển quyền là cơ sở kinh doanh: Ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế.
+ Đối với người nhận chuyển quyền là tổ chức, cá nhân không kinh doanh: Ghi rõ tên, địa chỉ, quyết định thành lập (đối với tổ chức) hoặc số chứng minh nhân dân (đối với cá nhân).
– Chỉ tiêu (5): Ghi cụ thể địa chỉ lô đất chuyển quyền theo hợp đồng.
– Chỉ tiêu (6): Ghi tổng số diện tích đất (m2) chuyển quyền theo hợp đồng.
– Chỉ tiêu (7): Ghi đơn giá thực tế của 1m2 đất chuyển quyền theo hợp đồng hoặc giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.
– Chỉ tiêu (8) = Chỉ tiêu (6) × chỉ tiêu (7): Ghi theo giá trị chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo hợp đồng
– Chỉ tiêu (9): Ghi theo giá 1m2 đất chuyển quyền theo đơn giá do UBND cấp tỉnh quy định
– Chỉ tiêu (10) = Chỉ tiêu (6) × chỉ tiêu (9): Ghi giá trị chuyển quyền theo giá UBND cấp tỉnh quy định
2. Khai biểu thuế TNDN tính nộp của  DN có các cơ sở hạch toán phụ thuộc (Mẫu số 07/TNDN).
Mẫu số: 07/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính)
———————————–
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
BIỂU THUẾ TNDN TÍNH NỘP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC.
Kỳ tính thuế: Quý…….năm………
- Người nộp thuế:……………………………………………………………………………………..
- Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………..
- Quận/huyện:……………………..Tỉnh/thành phố………………………………………………..
- Điện thoại………………………..Fax:……………………Email………………………………….
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
TT Chỉ tiêu Tỷ lệ chi phí Số tiền
1
2
3
4
5
Tổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ
Tại nơi có trụ sở chính:
- Tên doanh nghiệp:
- Mã số thuế:
Tại địa phương A:
- Tên cơ sở SX phụ thuộc:
- Mã số thuế:
Tại địa phương B:
- Tên cơ sở SX phụ thuộc:
- Mã số thuế:
Tại địa phương C:
- Tên cơ sở SX phụ thuộc:
- Mã số thuế:
……….
   
Tôi cam đoan số liệu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.
………….. ngày …. tháng …. năm ….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
 
Cách xác định các chỉ tiêu
– Đối với cột “Chỉ tiêu”: Ghi tên, mã số thuế của  DN và các cơ sở phụ thuộc.
– Đối với cột “Tỷ lệ chi phí”: Ghi theo tỷ lệ % chi phí tương ứng của các đơn vị phụ thuộc trên tổng số chi phí của toàn doanh nghiệp
Tỷ lệ chi phí của CSXS hạch toán phụ thuộc = Tổng CP của CSSX hạch toán phụ thuộc
Tổng chi phí của doanh nghiệp
Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí được căn cứ vào số liệu quyết toán thuế TNDN năm trước liền kề. Doanh nghiệp tự xác định để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp và được sử dụng để kê khai, nộp thuế TNDN cho các năm sau. Doanh nghiệp đang hoạt động lấy theo số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi.
– Cột “số tiền”: Ghi theo số tiền thuế phải nộp của từng đơn vị phụ thuộc (đơn vị tính là đồng Việt Nam)
+ Dòng “Tổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ”: Là số thuế phải nộp của DN trong kỳ tính thuế được ghi ở chỉ tiêu [19] Tờ khai số 01A/TNDN hoặc chỉ tiêu [20] Tờ khai số 01B/TNDN ban hành kèm theo TT 60/TT-BTC.
+ Các dòng “Tại nơi trụ sở chính”, “Tại địa phương A”, “Tại địa phương B”…: Được tính bằng (=) số liệu tương ứng tại cột “Tỷ lệ chi phí” nhân (x) số liệu tại dòng “Tổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ”.
VD: Công ty TNHH Xây dựng A trụ sở chính tại Hà Nội, có 2 đơn vị phụ thuộc ở Quảng Ninh và Hải Phòng là CT TNHH Xây dựng A tại Quảng Ninh và CT TNHH Xây dựng A tại Hải Phòng. Trong quí I.2009, tổng số thuế TNDN phải nộp của Công ty là 10 tỷ đồng. Tỷ lệ phân bổ chi phí cho Công ty tại trụ sở chính, đơn vị phụ thuộc ở Quảng Ninh và ở Hải Phòng lần lượt  là: 0.3, 0.4 và 0.3.
Công ty thực hiện  kê khai vào mẫu 07/TNDN như sau:
Mẫu số: 07/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 130 /2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính)
——————————-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
BIỂU THUẾ TNDN TÍNH NỘP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC.
Kỳ tính thuế: Quý I năm 2009
- Người nộp thuế: Công ty TNHH Xây dựng A
- Mã số thuế: 2500…
- Địa chỉ: Số 120 Lò Đúc
- Quận/huyện: Hai Bà Trưng Tỉnh/thành phố Hà Nội.
- Điện thoại 04.38…Fax: 04.38…Email XDA@….
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
TT Chỉ tiêu Tỷ lệ chi phí Số tiền
1
2
3
4
Tổng số thuế TNDN phải nộp trong kỳ
Tại nơi có trụ sở chính:
- CT TNHH Xây Dựng A
- Mã số thuế: 2500…
Tại Quảng Ninh:
- CT TNHH Xây Dựng A tại Quảng Ninh
- Mã số thuế: 2500…
Tại Hải Phòng:
- CT TNHH Xây Dựng A tại Hải Phòng
- Mã số thuế: 2500…
0.3
0.4
0.3
10.000.000.000
3.000.000.000
4.000.000.000
3.000.000.000
Tôi cam đoan số liệu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2009
CÔNG TY TNHH XD A
ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
2.2 Khai thuế TNDN tạm nộp tháng: (mẫu số 04/TNDN).
Mẫu số: 04/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính)
————————-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
(Dùng cho người nộp thuế tính thuế theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu)
[01] Kỳ tính thuế: Tháng…. năm …….
[02] Người nộp thuế :………………………………………………………………………….
[03] Mã số thuế: …………………………………………………………………………………
[04] Địa chỉ:  ………………………………………………………………………………………
[05] Quận/huyện: ………………. [06] Tỉnh/Thành phố: ……………………………….
[07] Điện thoại: …………………  [08] Fax: ……………… [09] Email: ………………
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Hàng hoá tồn kho đầu kỳ [10]
2 Hàng hoá, dịch vụ mua trong kỳ [11]
3 Doanh thu tính thuế [12]
4 Tỷ lệ % thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu [13]
5 Thu nhập chịu thuế [14]=[12]x[13] [14]
6 Thuế suất thuế TNDN (%) [15]
7 Số thuế TNDN phải nộp [16]=[14]x[15] [16]
Tôi cam đoan số liệu khai trên đây là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
………………………, ngày……… tháng……….. năm……….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
 
Cách xác định các chỉ tiêu
- Chỉ tiêu [10] – Hàng hoá tồn kho đầu kỳ phản ánh lượng hàng hoá tồn kho tính đến thời điểm cuối kỳ trước của kỳ tính thuế.
– Chỉ tiêu [11] – Hàng hoá, dịch vụ mua trong kỳ phản ánh tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ tính thuế (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước và nhập khẩu).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ như: hoá đơn GTGT (kể cả hoá đơn đặc thù), hoá đơn bán hàng, các chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ khác (nếu có) và các chứng từ nộp thuế (đối với hàng nhập khẩu hoặc nộp thuế thay Nhà thầu nước ngoài) của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Cơ sở kinh doanh chỉ kê khai vào chỉ tiêu này những hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh; những hàng hoá, dịch vụ mua vào không dùng cho sản xuất kinh doanh hoặc do nguồn kinh phí khác chi trả thì không kê khai vào chỉ tiêu này.
- Chỉ tiêu [12] – Doanh thu tính thuế phản ánh doanh thu để tính thuế TNDN của cơ sở kinh doanh và được tính bằng tổng doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế chưa có thuế GTGT, bao gồm cả doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh thu của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả doanh thu của các đơn vị trực thuộc.
– Chỉ tiêu [13] – Tỷ lệ % thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu được xác định như chỉ tiêu [13] mẫu tờ khai số 01B/TNDN nêu trên.
– Chỉ tiêu [14] – Thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế, bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. Xác định cụ thể như sau:
Chỉ tiêu [14] = Chỉ tiêu [12] x Chỉ tiêu [13]
- Chỉ tiêu [15] – Thuế suất thuế TNDN phản ánh mức thuế suất thuế TNDN mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng.
– Chỉ tiêu [16] – Số thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Chỉ tiêu [16] = Chỉ tiêu [14] x chỉ tiêu [15]
3. Khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế
3.1 Trường hợp kê khai:
– NNT phát hiện hồ sơ khai tạm tính thuế TNDN đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
– Trường hợp khai bổ sung làm tăng số thuế phải nộp thì NNT phải nộp số thuế còn thiếu, đồng thời phải xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt chậm nộp ( 0.05%/ ngày).
– Trường hợp khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp thì NNT được bù trừ số thuế giảm vào số thuế phát sinh của lần khai thuế tiếp theo.
* Lưu ý: Chỉ kê khai bổ sung đối với trường hợp NNT đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế và đã hết thời hạn nộp hồ sơ. Trường NNT đã nộp hồ sơ khai thuế mà phát hiện sai sót,  nhưng còn thời hạn nộp hồ sơ thuế thì không thực hiện kê khai bổ sung, điều chỉnh mà thực hiện kê khai lại theo số chính xác và gửi lại hồ sơ khai thuế thay thế cho hồ sơ đã nộp.
3.2 Hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh bao gồm:
- Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN tạm tính quý ( mẫu 01A/TNDN hoặc mẫu 01B/TNDN) của quý cần bổ sung, điều chỉnh thông tin.
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo mẫu 01/KHBS và tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình này.
Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh phải được lập riêng cho từng kỳ kê khai thuế để điều chỉnh, bổ sung sai sót, nhầm lẫn của các kỳ kê khai thuế trước làm tăng, giảm số thuế phải nộp
3.3 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế bổ sung:
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo.
3.4 Cách khai các nội dung trong mẫu 01/KHBS.
– Phần A. Nội dung bổ sung, điều chỉnh thông tin đã kê khai:
a. Cách ghi các chỉ tiêu theo cột
Cột 2 “Chỉ tiêu điều chỉnh”:NNT lựa chọn đúng chỉ tiêu trên tờ khai thuế cần thực hiện điều chỉnh
Cột 3 “Mã số chỉ tiêu”: Ghi mã số chỉ tiêu trên tờ khai cần điều chỉnh
Cột 4 “Số đã kê khai”:Là số liệu mà NNT đã kê khai tại tờ khai thuế kỳ thuế cần điều chỉnh đã gửi cho cơ quan thuế.
Cột 5 “Số điều chỉnh”: Số liệu đúng sau khi đã thực hiện điều chỉnh
Cột 6 “Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai”:
Số liệu của chỉ tiêu này được tính bằng: Chỉ tiêu cột 6 = chỉ tiêu cột 5- chỉ tiêu cột 4. Nếu kết quả < 0 thì ghi trong dấu ( )
b. Cách ghi các chỉ tiêu theo dòng
Sau khi kiểm tra, xem xét các số liệu cần điều chỉnh NNT xác định chỉ tiêu điều chỉnh là tăng hay làm giảm số thuế phải nộp để ghi vào các dòng cho chính xác.
* Trường hợp các chỉ tiêu làm tăng số thuế phải nộp thì ghi vào phần I: “Chỉ tiêu điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp”. Cụ thể như sau:
– Trường hợp NNT kê khai tờ khai theo mẫu 01A/TNDN thì thực hiện ghi vào phần I đối với hai chỉ tiêu cần điều chỉnh: “Thuế TNDN dự kiến miễn giảm” [Chỉ tiêu 18] giảm đi hoặc Thuế TNDN phải nộp trong kỳ [Chỉ tiêu 19] tăng lên so với số đã kê khai.
– Trường hợp NNT kê khai tờ khai theo mẫu 01B/TNDN thì thực hiện ghi vào phần I  đối với hai chỉ tiêu cần điều chỉnh: “Thuế TNDN dự kiến miễn giảm” [Chỉ tiêu 19] giảm đi; hoặc “Thuế TNDN phải nộp trong kỳ” [Chỉ tiêu 20] tăng lên so với số đã kê khai.
* Trường hợp các chỉ tiêu làm giảm số thuế phải nộp thì ghi vào phần II: “Chỉ tiêu điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp”. Cụ thể như sau:
– Trường hợp NNT kê khai tờ khai theo mẫu 01A/TNDN thì thực hiện ghi vào phần II đối với hai chỉ tiêu cần điều chỉnh: “Thuế TNDN dự kiến miễn giảm” [Chỉ tiêu 18] tăng lên hoặc “Thuế TNDN phải nộp trong kỳ” [Chỉ tiêu 19] giảm đi so với số đã kê khai.
– Trường hợp NNT kê khai tờ khai theo mẫu 01B/TNDN thì thực hiện ghi vào phần II đối với hai chỉ tiêu cần điều chỉnh: “Thuế TNDN dự kiến miễn giảm” [Chỉ tiêu 19] tăng lên; hoặc “Thuế TNDN phải nộp trong kỳ” [Chỉ tiêu 20] giảm đi với số đã kê khai.
* Dòng III “Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp (tăng +; giảm -):
Chỉ tiêu này tổng hợp số đã khai điều chỉnh của các dòng trên. Số liệu của chỉ tiêu này là căn cứ để tính số tiền phạt chậm nộp củaNNT (Trường hợp số liệu của dòng này có giá trị >0 )
– Phần B. Tính số tiền phạt chậm nộp:
1. Số ngày chậm nộp:
Được tính từ ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế (cũng là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền thuế) của tháng cần điều chỉnh đến ngày nộp hồ sơ khai thuế bổ sung.
2. Số tiền phạt chậm nộp (= số thuế điều chỉnh tăng x số ngày chậm nộp x 0,05%):
Số thuế điều chỉnh là số liệu trên dòng II cột 6 phần A của bản giải trình (đối với trường hợp số liệu của dòng này >0).
+ Số ngày chậm nộp: Bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế theo quy định (hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế) đến ngày NNT đã nộp đủ số tiền thuế chậm nộp vào NSNN (ngày ghi trên chứng từ nộp tiền vào NSNN).
– Phần C. Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm:
Liệt kê các tài liệu nộp kèm theo bản Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
* Lưu ý: Trường hợp NNT sử dụng phần mềm HTKK để thực hiện kê khai thì muốn khai điều chỉnh tờ khai của kỳ tính thuế nào thì tờ khai đó đã phải được kê khai trong phần mềm HTKK.
* Hướng dẫn kê khai điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp của quý IV/2008 đối với các doanh nghiệp được giảm 30% thuế TNDN quý IV/2008 theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC và Thông tư số 85/2009/TT-BTC
Trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động sản xuất gia công sơi, dệt, nhuộm, may và các mặt hàng da, giầy được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV/2008 ( Theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC và Thông tư số 85/2009/TT-BTC), nhưng tại tờ khai tạm tính thuế TNDN quý IV/2008 và tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008 chưa xác định số thuế TNDN được giảm này thì doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ khai thuế bổ sung 01/KHBS điều chỉnh giảm số thuế phải nộp (theo hướng dẫn nêu trên). Số thuế TNDN được giảm của quý IV/ 2008 được chuyển sang trừ vào số thuế phải nộp của kỳ thuế tiếp theo hoặc hoàn thuế theo quy định
Ví dụ:
Ví dụ 1.Trường hợp điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp:
Giả sử Công ty TNHH A đã nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý I/2009 (Công ty kê khai tờ khai tạm tính thuế TNDN tạm nộp theo quý theo mẫu 01A/TNDN) có số thuế TNDN phải nộp [chỉ tiêu 19] là: 50.000.000 đồng. Ngày 30/5/2009 Kế toán công ty phát hiện đã kê khai sót doanh thu trên một hoá đơn có số doanh thu là 40.000.000 đồng. Chi phí công ty đã thực hiện hạch toán đầy đủ, do đó việc khai sót 40.000.000 đ doanh thu làm cho thuế TNDN tăng lên 10.000.000 đồng (40.000.0000 x 25%). Số tiền phạt chậm nộp là 150.000 đ (10.000.000 đ x 30 ngày x 0,05%)
Kế toán sẽ thực hiện kê khai điều chỉnh tờ khai như sau:
GIẢI TRÌNH KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH
(Bổ sung, điều chỉnh các thông tin đã khai tại
Tờ khai thuế TNDN mẫu số 01A/TNDN kỳ tính thuế: Quý 1/2009 ngày kê khai)
TỜ KHAI BỔ SUNG lập ngày: 30/05/2009
STT Chỉ tiêu điều chỉnh Mã số chỉ tiêu Số đã kê khai Số điều chỉnh Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai
I. Chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp
1 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ 19 50.000.000 60.000.000 10.000.000
II. Chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp
1     0 0 0
III. Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp (tăng: +; giảm: -)       10.000.000
           
  Số ngày nộp chậm: 30    
  Số tiền phạt nộp chậm: 150.000    
  Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm:        
  Kê sót doanh thu số tiền là 40.000.000 đ làm cho số thuế TNDN tăng lên 10.000.000 đ
           
      Người ký:  
      Ngày ký: 30/05/2009
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
(Mẫu số 01A/TNDN)
(Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh)
Kỳ tính thuế: Quý 1 năm 2009
Mã số thuế: 0102847966
Người nộp thuế: Công ty TNHH A
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ [10] 0
2 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ [11] 0
3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12] 0
4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13] 0
5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14] 0
6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15] 0
7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16] 0
8 Thuế suất thuế TNDN (%) [17] 0,000
9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [18] 0
10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19] 10.000.000
                       
            Người ký:  
            Ngày ký: 30/5/2009
Trường hợp này Công ty TNHH A phải thực hiện nộp ngay 10.000.000 đ thuế TNDN còn thiếu vào NSNN và nộp số tiền phạt chậm nộp là 150.000 đ.
Ví dụ 2. Trường hợp điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp
Giả sử Công ty CP B đã nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý I/2009 (Công ty kê khai tờ khai tạm tính thuế TNDN tạm nộp theo quý theo mẫu 01A/TNDN) có số thuế TNDN phải nộp [chỉ tiêu 19] là: 60.000.000 đồng. Ngày 15/5/2009 Kế toán công ty phát hiện Công ty đang được hưởng ưu đãi về thuế TNDN ( Được giảm 50% thuế TNDN phải nộp theo trường hợp Doanh nghiệp SX mới thành lập từ dự án đầu tư), do đó số thuế TNDN của Công ty được giảm 30.000.000 đ.  Kế toán sẽ thực hiện kê khai điều chỉnh  tờ khai như sau:
GIẢI TRÌNH KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH
(Bổ sung, điều chỉnh các thông tin đã khai tại
Tờ khai thuế TNDN mẫu số 01A/TNDN kỳ tính thuế: Quý 1/2009 ngày kê khai)
TỜ KHAI BỔ SUNG lập ngày: 15/05/2009
STT Chỉ tiêu điều chỉnh Mã số chỉ tiêu Số đã kê khai Số điều chỉnh Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai
I. Chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp
1     0 0 0
II. Chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp
1 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm 18 0 30.000.000 30.000.000
III. Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp
(tăng: +; giảm: -)
      (30.000.000)
           
  Số ngày nộp chậm: 0    
  Số tiền phạt nộp chậm: 0    
  Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm:        
  DN đang trong diện được giảm 50% thuế TNDN phải nộp, nhưng do sơ xuất nên khi kê khai chưa xác định vào tờ khai quý.
      Người ký:  
      Ngày ký: 15/05/2009
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
(Mẫu số 01A/TNDN)
(Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh)
          Kỳ tính thuế: Quý 1 năm 2009        
Mã số thuế: 0100702813
Người nộp thuế: Công ty Cổ phần B
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ [10] 0
2 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ [11] 0
3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12] 0
4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13] 0
5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14] 0
6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15] 0
7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16] 0
8 Thuế suất thuế TNDN (%) [17] 0,000
9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [18] 30.000.000
10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19] (30.000.000)
                       
            Người ký:  
            Ngày ký: 15/05/2009
                         
Ví dụ 3: Điều chỉnh giảm số thuế TNDN phải nộp của quý IV/2008 đối với trường hợp doanh nghiệp được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp theo TT 03/2009/TT-BTC.
Công ty CP P là doanh nghiệp nhỏ, ngày 10/1/2009 Công ty đã thực hiện kê khai tờ khai thuế TNDN tạm nộp quý IV/2008 như sau:
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
(Mẫu số 01A/TNDN)
(Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh)
          Kỳ tính thuế: Quý 4 năm 2008        
Mã số thuế: 0101843479
Người nộp thuế: Công ty cổ phần P
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ [10] 2.000.000.000
2 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ [11] 1.500.000.000
3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12] 500.000.000
4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13] 0
5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14] 0
6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15] 0
7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16] 500.000.000
8 Thuế suất thuế TNDN (%) [17] 28,000
9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [18] 0
10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19] 140.000.000
                       
            Người ký:  
            Ngày ký: 10/01/2009
Sau đó khi Bộ Tài chính có TT 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009, Công ty xác định đủ điều kiện được giảm 30% số thuế TNDN của quý IV/2008 (Tại tờ khai quyết toán thuế năm 2008, Công ty chưa tiến hành điều chỉnh giảm số thuế cả quý IV). Ngày 15/6/2008 Công ty lập hồ sơ khai thuế bổ sung 01/KHBS điều chỉnh giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV như sau:
GIẢI TRÌNH KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH
(Bổ sung, điều chỉnh các thông tin đã khai tại
  Tờ khai thuế TNDN mẫu số 01A/TNDN kỳ tính thuế: Quý 4/2008 ngày kê khai )
TỜ KHAI BỔ SUNG lập ngày: 15/06/2009
STT Chỉ tiêu điều chỉnh Mã số chỉ tiêu Số đã kê khai Số điều chỉnh Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai
I. Chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp
1     0 0 0
II. Chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp
1 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm 18 0 29.400.000 29.400.000
III. Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp
(tăng: +; giảm: -)
      (29.400.000)
           
  Số ngày nộp chậm: 0    
  Số tiền phạt nộp chậm: 0    
  Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm:        
  Giảm 30 % số thuế TNDN phải nộp của quý 4/2008 do Công ty  là doanh nghiệp nhỏ thuộc đối tượng được giảm thuế theo TT 03/2009/TT-BTC
           
      Người ký:  
      Ngày ký: 15/06/2009
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
(Mẫu số 01A/TNDN)
(Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh)
          Kỳ tính thuế: Quý 4 năm 2008        
Mã số thuế: 0101843479
Người nộp thuế: Công ty cổ phần P
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ [10] 0
2 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ [11] 0
3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12] 0
4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13] 0
5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14] 0
6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15] 0
7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16] 0
8 Thuế suất thuế TNDN (%) [17] 0,000
9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [18] 29.400.000
10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19] (29.400.000)
                       
            Người ký:  
            Ngày ký: 15/06/2009
                           
Số thuế 29.400.000 được giảm Công ty sẽ trừ vào số thuế TNDN phải nộp của năm 2009.
III. HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ VÀ NỘP THUẾ
1. Nộp hồ sơ khai thuế:
- Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế:
+ Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
+ Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
+ Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cho chi cục thuế quản lý địa phương nơi có đất chuyển quyền.
Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thực hiện theo quy định về cơ chế một cửa liên thông đó.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý: chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, cụ thể như sau:
Quý Hạn cuối cùng nộp hồ sơ khai thuế
I 30/4
II 30/7
III 30/10
IV 30/01 (năm sau)
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
-  Xác định ngày nộp hồ sơ
Cơ sở kinh doanh nộp tờ khai qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Nếu nộp qua bưu điện, ngày nộp hồ sơ khai thuế được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi. Nếu nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, ngày nộp tờ khai là ngày cơ quan thuế nhận được tờ khai.
- Gia hạn nộp hồ sơ
Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Nộp thuế.
Thời hạn nộp thuế:
+ Trường hợp người nộp thuế khai thuế: Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý, cụ thể:
Đối với quý kết thúc vào Hạn nộp thuế chậm nhất
31/3 30/4
30/6 30/7
30/9 30/10
31/12 30/01 (năm sau)
* Hướng dẫn thời hạn nộp thuế TNDN quý đối với trường hợp được giãn nộp thuế theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC và Thông tư số 12/2009/TT-BTC:
– Đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN phải nộp phát sinh năm 2009:
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Các doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động kinh doanh: Sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da dày, linh kiện điện tử. Sản xuất sản phẩm là cơ khí là tư liệu sản xuất; vật liệu xây dựng gồm gạch, ngói các loại; vôi; sơn; xây dưng, lắp đặt; dịch vụ du lịch; kinh doanh lương thực; kinh doanh phân bón.
– Thời gian được gia hạn nộp thuế đối với là 9 tháng kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Cụ thể:
Số thuế TNDN tạm nộp Thời gian được gia hạn nộp thuế
Quý I/2009 Chậm nhất đến ngày 29/01/2010
Quý II/2009 Chậm nhất đến ngày 29/4/2010
Quý III/2009 Chậm nhất đến ngày 30/7/2010
Quý VI/2009 Chậm nhất đến ngày 29/10/2010
– Thời hạn nộp thuế TNDN theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế: thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm tiền thuế được nộp vào Kho bạc Nhà nước.
* Địa điểm nộp thuế: Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại  Kho bạc Nhà nước; cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Thủ tục nộp thuế:
+ Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.
+ Trường hợp người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.
+ Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
+ Trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản: Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các nội dung của chứng từ nộp tiền thuế trên chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước nơi thu Ngân sách Nhà nước.
Mục lục Ngân sách :
– Về chương, loại  ghi theo ngành nghề của của cơ sở kinh doanh;
– Về mục là: 1050 – thuế TNDN
– Về tiểu mục:
+ 1051: thuế TNDN của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
+ 1052: thuế TNDN của các đơn vị hạch toán không toàn ngành;
+ 1053: Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất
+ 1054: Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền thuê đất
+ 1055: Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn
+ 1099: Khác
Xác định ngày đã nộp thuế:
Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:
+ Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.
+ Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt.
 
IV. XỬ LÝ VI PHẠM KÊ KHAI, NỘP THUẾ
Các hành vi vi phạm thủ tục kê khai, nộp thuế sẽ bị xử phạt căn cứ vào mức phạt tiền và số tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ theo nguyên tắc hướng dẫn tại điểm 1.1.b, Mục V Phần A Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Mức tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm  như sau:
1. Đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế:
1.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
1.2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 825.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 150.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
1.3. Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế.
1.4. Phạt tiền 1.750.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 500.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với trường hợp có nhiều hành vi vi phạm đồng thời tại các điểm 1.1, 2.2, 2.3 nêu trên.
2. Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định:
2.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 5 đến 10 ngày làm việc;
2.2. Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng  đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 đến 20 ngày làm việc;
2.3. Phạt tiền 1.650.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 đến 30 ngày làm việc;
2.4. Phạt tiền 2.200.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên  30 đến 40 ngày làm việc;
2.5. Phạt tiền 2.750.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 500.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên  40 đến 90 ngày làm việc;
2.6. Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì bị phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 nêu trên và đồng thời bị phạt chậm nộp tiền thuế căn cứ vào số ngày chậm nộp tính từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế chậm nộp.
3. Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
3.1. Các hành vi vi phạm bị bị xử phạt chậm nộp tiền thuế, bao gồm:
- Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, ghi trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.
- Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ kê khai trước, nhưng người nộp thuế đã phát hiện ra sai sót và tự giác nộp đủ số tiền thuế thiếu vào Ngân sách Nhà nước trước thời điểm nhận được quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2. Mức xử phạt tiền là 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.
Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế theo quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thờì hạn ghi trong quyết định xử lý của cơ quan thuế, đến ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế chậm nộp vào Ngân sách Nhà nước ghi trên chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
3.3. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp. Việc xác định số tiền phạt chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp tiền thuế và mức xử phạt theo quy định.
Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp tiền thuế
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế trực tiếp xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
3.4 Người nộp thuế không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp thuế.
 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008.
2. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
3. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
4. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008  của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành chế độ sử dụng, quản lý và trích khấu hao tài sản cố định
6. Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
7. Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế
8. Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008  của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
9. Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh thế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội.
10. Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 Hướng dẫn thực hiện gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 đối với kinh doanh một số ngành nghề.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc