TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.437
  • Tổng lượt truy cập: 7.598.259

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Tâm Lí Khách hàng

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/12/2012 15:56
1.Khách hàng là phụ nữ -Nói chung phụ nữ hiểu biết về hàng hoá tốt hơn nam giới, ngoài trừ những hàng hoá như điện, kim khí, máy móc. -Phụ nữ tính toán tiền nong giỏi hơn, nhanh hơn.
-Phụ nữ chú ý nhiều hơn tới mốt và lựa chọn kỹ về mặt này.

-Phụ nữ thường có thị hiếu phát triển hơn nam giới.

-Phụ nữ thường thích mua hàng giảm giá, hạ giá hơn nam giới.

-Phụ nữ chịu ảnh hưởng mạnh của các điều kiện mua hàng, lựa chọn lâu hơn bởi vì họ cân nhắc kỹ hơn nhiều yếu tố mà nam giới ít khi để ý đến.

-Phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến các quầy chưng bầy hàng mẫu, quảng cáo hàng.

-Phụ nữ thường đề ra yêu cầu cao hơn đối với người bán hàng.

2.Khách hàng là nam giới

-Do thiếu kinh nghiệm mua hàng, thiếu hiểu biết về món hàng, nên nam giới thường muốn được người bán khuyên nhủ, cố vấn trong khi mua hàng và tiếp thu những lời khuyên nhanh hơn phụ nữ.

-Khi mua hàng nam giới thường quyết định nhanh hơn phụ nữ.

-Nam giới ít thích mua hàng giảm giá, hạ giá vì họ cho rằng đã mua thì phải mua đồ tốt đồ xịn.

-Khi đã vào cửa hàng thì họ thường có ý định rõ ràng cương quyết hơn.

-Nam giới thường để ý đến chất lượng hàng hoá hơn giá cả.

-Thanh niên thường có tâm lý chạy theo cái mới và có tính chất thời thượng, đòi hỏi hưởng thụ cái đẹp, muốn dẫn đầu trào lưu tiêu dùng mới. Họ chính là người thúc đẩy tiêu dùng có tính thời thượng đạt tới cao trào.

-Thanh niên là nứa tuổi thích bộc lộ cái tôi, muốn khác người, không muốn giống ai. Vì thế khi mua hàng họ chú ý nhiều tới giáng vẻ bên ngoài, theo đuổi cái đẹp có cá tính.

3.Khác hàng là người cao tuổi

-Người già thường dựa nhiều vào kinh nghiệm đã có trước đây. Họ thường ưu thích những hàng hoá mà họ biết từ ngày xưa. Họ ít có khả năng so sánh một cách khách quan những hàng hoá đó với hàng hoá và giá cả hiện nay.

-Với những hàng hoá hiện đại, họ khó nhớ một cách cụ thể, họ chóng quên những chỉ dẫn của người bán hàng.

-Họ thường khó thích nghi với những thay đổi về cách thức bán hàng, cách trưng bày, địa điểm bán hàng. Họ cần có sự giúp đỡ kịp thời của người bán hàng để tìm những hàng hoá cần mua.

-Người già thường đánh giá ưu thế của món hàng nghiêng về giá trị thực tế của nó, như bền, tiện dụng, hơn là hình thức như màu sắc, hình dáng, mốt.

-Người cao tuổi đánh giá rất cao sự tiện lợi, thực dụng của hàng hoá và sự phục vụ tận tình của người bán hàng. Vì vậy trưng bày hàng hoá dùng cho người cao tuổi phải để những nơi tiện lợi cho chọn hàng, phải ghi rõ giá cả, phục vụ phải chu đáo, thủ tục đơn giả, làm cho họ cảm thấy mình được chăm sóc.

4.Khách hàng là trẻ em

-trẻ em chú ý và có ấn tượng về người bán hàng mạnh mẽ hơn so với người lớn, vì vậy trong cư xử với chúng cần giữ đúng chuẩn mực đạo đức mà trẻ em vẫn coi trọng với người lớn.

-Trẻ em thích được người bán hàng quan tâm, niềm nở, đối xử với nó như là người lớn.

-Người bán hàng không nên nôn nóng, vội vàng khi trẻ chưa nói ngay được ý muốn, có thể vì tính rụt rè, e thẹn, chưa quen với việc mua bán.

-Trẻ em thường có tính bị ám thị cao, nên rất dễ nghe theo lời khuyên của người bán hàng.

-Trẻ em rất thích được khen là biết mua hàng, biết chọn hàng, là đảm đam ngoan ngoãn.

-Ở tuổi nhi đồng, các em hay nhớ rồi lại quên, nhưng nên tuổi thiếu niên trí nhớ khá ổn định. Những nét độc đáo của sản phẩm như mác hàng, nhãn hàng, kiểu dáng sản phẩm, khí các em nhận biết thông qua bạn bè, thông qua phát thanh, truyền hình, các em rất khó quên. Bởi vậy việc nâng cao mức độ ghi nhớ của các em đối với hàng hoá, để lại các em ấn tượng sâu sắc về hàng hoá của mình, là việc làm có ý nghĩa sâu xa đối với các doanh nghiệp kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

5.Khách hàng là người bệnh tật ốm đau.

-Họ rất nhạy cảm, dễ hưng phấn và bực bội, khó chịu với mọi điều. Người bán hàng không nên quá để tâm đến những chuyện đó.

-Họ muốn được phục vụ một cách nhanh chóng và chu đáo.

-Những người bị đau ốm lâu ngày hay bị khuyết tật thân thể thường có thái độ mặc cảm với mọi người, vì vậy người bán hàng không nên chú ý quá lộ liễu tới những khuyết tật của họ, mà cần giúp đỡ họ một cách tế nhị khéo léo trong công việc mua bán, bao gói, vận chuyển hàng hoá. Tránh những hành vi có thể gợi nên tâm lý mặc cảm ở họ.

-Trong khi trình diễn món hàng cho người khuyết tật một giác quan nào đó, cần chú ý tạo điều kiện để khách hàng sử dụng các giác quan lành lạnh còn lại, không nên nôn nóng, tỏ vẻ khó chịu khi phục vụ họ.

6.Những khách hàng có cá tính khác nhau

-Loại khách hàng ít nói: là loại kín đáo lạnh lùng. Khi chào hàng với họ, những gì mà phía người bán nói ra, họ luôn nhìn trước ngó sau không hề có một ý kiến nào. Thế nhưng họ lại có thái độ rất tốt. Đối với loại khách hàng này, người bán nhất định phải buộc họ nói ra, bằng cách đưa ra những câu hỏi kích thích và kiên nhẫn chờ đợi.

-Loại khách hàng lạnh nhạt. Đối với loại này, có người chào hàng đến gặp, họ cũng chẳng thèm chào hỏi một câu, hoặc tiếp chuyện một cách lạnh nhạt. Với “tảng băng” này, người chào hàng cần trình bầy một cách nhiệt tình, mặc cho thái độ của họ có thể làm cho mình thất vọng đi nữa. Cần phải chủ động, chân thành gặp gỡ họ.

-Loại khách hàng thận trọng, e dè. Loại này trước khi quyết định mua hàng, họ thường hỏi han rất nhiều và xem xét tỉ mỉ về thứ hàng đó. Đối với loại khách hàng e dè, người bán phải cố gắng không nề hà phiền phức, kiên nhẫn trả lời và giải thích cho họ rõ. Khi nói chuyện phải tỏ ra cung kính, không ba hoa khoác lác, nhưng cũng không lắt léo rườm rà. Với họ phải thực thà, thành khẩn, nói đâu chúng đó khiến họ có ấn tượng đôn hậu tin yêu.

-Khách hàng tự cao tự đại. Loại khách này thường tự cho mình là thông minh, hiểu biết và giầu sang hơn người. Họ thường bác bỏ ý kiến của người bán hàng, đồng thời thổi phồng mình nên. Đối với họ, thì cần phải lựa chiều tát nước theo mưa, trước hết để cho người ta nói chán đã, thậm chí còn phụ hoạ thêm, không nên phản bác chính diện. Sau khi họ đã ngừng nói, hãy khéo léo chuyển họ thành người nghe, chuyển cảm giá hơn người của họ vào vấn đề mà mình cần thuyết phục.

-Loại khách hàng có nhiều hiểu biết. Đây là những người có học cao, hiểu biết rộng. Với những tiêu dùng thuộc loại bậc cao. Họ thường có đầu óc phê phán, so sánh và chọn lựa hàng hoá đáp ứng nhu cầu của bản thân mà ít bị thuyết phục bởi quảng cáo. Đối với loại khách hàng này cần để họ tự do lựa chọn và tỏ ra tôn trọng ý thích, sự hiểu biết của họ. Đồng thời cần mạnh dạn giới thiệu những đặc điểm và tính chất cho thấy chất lượng và tính độc đáo, đặc sắc của từng loại sản phẩm.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc