TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.424
  • Tổng lượt truy cập: 7.679.585

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Thành lập hệ thống. Đường dây nóng quốc gia về phòng, chống buôn bán người

Đăng lúc: Thứ tư - 20/02/2019 04:22 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Sáng 14/12tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai và Họp Ban điều phối dự án “Tăng cường hoạt động đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người tại Việt Nam”.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đã khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người. Việt Namđã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị định thư về phòng ngừa trấn áp và trừng trị việc mua bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và Công ước số 29 của ILO về chống lao động cưỡng bức và đang tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người.



Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội nghị
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 138/CP (Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm của Chính phủ), tình hình hoạt động mua bán người trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Riêng khu vực các tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam, luôn được coi là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư bất hợp pháp. Ước tính, lợi nhuận từ hoạt động mua bán người tại khu vực này lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Theo Báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm (2012 - 2017), có hơn 3.000 nạn nhân bị mua bán và nghi vấn bị mua bán. Trong đó, 90% nạn nhân bị bán sang Trung Quốc, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em (chiếm trên 90%); trên 80% nạn nhân là người dân tộc thiểu số… Tính riêng 06 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 109 vụ với 126 đối tượng, lừa bán 236 nạn nhân. Các địa phương phát hiện nhiều vụ mua bán người là Nghệ An, Lào Cai, Thanh Hóa, Điện Biên, Tây Ninh… Loại tội phạm này chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài (chiếm 85% số vụ), tập trung qua các tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, Campuchia, Lào. Trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%, sang Lào và Campuchia chiếm khoảng 11%.


 
Hội nghị do bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ông Ryutaro Kobayashi, Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam đồng chủ trì
 
Có thể nói, với những vụ việc phạm pháp này, chúng ta đã vào cuộc rất quyết liệt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dần được hoàn thiện như Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống mua bán người, Nghị định số 62 năm 2012 của Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã lồng ghép việc phòng ngừa mua bán người vào các chương trình, kế hoạch về phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, giảm nghèo, trong các hoạt động bình đẳng giới, kế hoạch bảo vệ trẻ em...
 
Mô hình tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân trở về thông qua các hoạt động lồng ghép, phòng ngừa và tái hòa nhập cộng đồng tại xã, phường được chú trọng triển khai ở nhiều địa phương như Cần Thơ, An Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh... Hoạt động dạy nghề cho nạn nhân đã bước đầu được mở rộng, dựa trên việc khảo sát, đánh giá nhu cầu học nghề, khả năng của đối tượng và nhu cầu thị trường việc làm. Mô hình thí điểm tại Lào Cai trang bị cho người dân đi làm ăn xa nhà những kiến thức về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em thông qua việc thiết lập mạng lưới cộng tác viên tới tận xã, phường, thị trấn. Ðặc biệt, hình thức trợ giúp từng trường hợp nạn nhân thông qua gói dịch vụ dựa trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu của nạn nhân đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với các nạn nhân tại các tỉnh như An Giang, Ðồng Tháp, Cần Thơ, Tây Ninh...


 
Bà Ayumi YUASA, Trưởng phòng Bình đẳng giới và Giảm nghèo, Vụ Cơ sở hạ tầng và Xây dựng hòa bình, JICA Nhật Bản phát biểu tại Hội nghị
 
Với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của JICA, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện Dự án “Thành lập đường dây nóng phòng, chống mua bán người ở Việt Nam” từ tháng 7/2013- 3/2016. Từ thời điểm được triển khai tháng 10/2013 đến tháng 6/2018, Đường dây nóng phòng đã tiếp nhận gần 13.000 cuộc gọi, trong đó có hơn 9.000 cuộc cung cấp thông tin, 3.500 cuộc tư vấn liên quan đến chính sách, tâm lý, thủ tục hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán, can thiệp gần 300 ca cho các nạn nhân. Cũng trên cơ sở hoạt động của Đường dây nóng, một kế hoạch liên ngành giữa các đơn vị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được ký kết, tạo cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin, kết nối dịch vụ về phòng, chống mua bán người.

Tiếp nối những kết quả đạt được từ giai đoạn 1 của Dự án, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và JICA tiếp tục hợp tác thực hiện giai đoạn 2 của Dự án với các mục tiêu là: Thành lập hệ thống Đường dây nóng quốc gia để góp phần vào việc tăng cường cơ chế chuyển tuyến các dịch vụ tại Việt Nam, tiến tới hợp tác xuyên biên giới với các quốc gia lân cận trong hoạt động phòng, chống mua bán người. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ chỉ đạo Cục Trẻ em, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phân bổ nguồn lực, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để hoàn thành các mục tiêu của Dự án, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững của Đường dây nóng phòng, chống mua bán người và mạng lưới hỗ trợ, can thiệp cho nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; với các tỉnh miền núi, biên giới thì rất cần quan tâm đến các em gái.



Các đại biểu dự chụp ảnh chung tại Hội nghị
 
Hiện nay, 2 nhánh trung tâm cấp vùng của Đường dây nóng phòng chống mua bán người đã được thành lập tại Đà Nẵng và An Giang, đồng thời, mạng lưới phòng chống mua bán người trên cả nước đã từng bước được xác lập. Sự kết nối thông tin và chia sẻ, chuyển tuyến dịch vụ được duy trì theo 3 vùng: miền Bắc - Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ - Tây Nguyên, Đông Nam bộ - Đồng bằng sông Cửu Long. Việc tiếp nhận thông tin của Đường dây nóng từ số điện thoại 18001567 sang số điện thoại 111 thống nhất trên cả nước cũng được triển khai và không ngừng được hoàn thiện.
   
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc