Kiến là kiến thức, là những gì tiếp thu được từ sách vở, thảo luận, chương trình được dạy trên lớp, tranh ảnh báo chí… Kiến thức là vô tận, phong phú. Chúng ta có thể học được từ mọi thứ trong tự nhiên, từ cả những cành cây, ngọn cỏ. Giỏi về 1 lĩnh vực không có nghĩa là đủ và tự mãn. Còn rất nhiều lĩnh vực khác bản thân chúng ta không biết. Hiểu được điều này, ta phải khiêm tốn hơn và không ngừng học hỏi, “núi cao còn có núi cao hơn”. Muốn có kiến thức, phải học, dựa trên kĩ năng search từ khoá, phải học tốt anh văn, tin học để hỗ trợ tìm tài liệu và giao tiếp........
1. Kiến – Văn – Giác – Tri – Ngộ:
Kiến là kiến thức, là những gì tiếp thu được từ sách vở, thảo luận, chương trình được dạy trên lớp, tranh ảnh báo chí… Kiến thức là vô tận, phong phú. Chúng ta có thể học được từ mọi thứ trong tự nhiên, từ cả những cành cây, ngọn cỏ. Giỏi về 1 lĩnh vực không có nghĩa là đủ và tự mãn. Còn rất nhiều lĩnh vực khác bản thân chúng ta không biết. Hiểu được điều này, ta phải khiêm tốn hơn và không ngừng học hỏi, “núi cao còn có núi cao hơn”. Muốn có kiến thức, phải học, dựa trên kĩ năng search từ khoá, phải học tốt anh văn, tin học để hỗ trợ tìm tài liệu và giao tiếp.
Văn là kĩ năng sư phạm, nói để người khác hiểu. Có kiến thức rất rộng nhưng không có kĩ năng sư phạm nên rất hạn chế trong việc giảng giải cho người khác.
Giác là sự tự giác của đối tượng, là kĩ năng tư vấn. Muốn tư vấn được cần phải hiểu nhu cầu, tâm lý đối tượng, câu hỏi phù hợp, chỉ ra đường đi. Bảng vàng chỉ con đường thay đổi hướng đi là Kim Tứ Đồ.
Tri là trải nghiệm, thấy được qui trình: từ ý tưởng -> kế hoạch -> giải pháp. Không chỉ áp dụng trong kinh doanh mà trong mọi trường hợp trong cuộc sống.
Ngộ là sự ứng dụng được vào cuộc sống, tự rút ra được bài học cho bản thân. Nhìn thấy cái sai của bản thân mà sửa, thấy cái sai của người khác mà tự sửa và thấy cái đẹp, cái đúng mà học hỏi.
2. Cảm nắng:
Toa Thuốc
1) Rau má tươi 12g
2) Hương nhu 16g
3) Lá tre 12g
4) Củ sắn dây 12g
Sắc uống.
Rau má: tác dụng thanh can nhiệt.
Hương nhu chủ trị trúng thử - thanh thử trừ thấp.
Lá tre tác dụng thanh tâm nhiệt.
Củ sắn dây tác dụng tư âm thanh nhiệt.
Phục hồi cảm nắng:
Nguyên tắc thực liệu: lấy thanh nhiệt giải thử là chính, dùng các đồ ăn và bài thuốc tân hàn thanh nhiệt, giải thử
1 trong các cách sau:
Lá bạc hà tươi giã nát vắt lấy nước cốt 1 chén uống.
Uống một ly nước dừa tươi.
Cháo hà diệp: hà diệp tươi 1 lá, gạo tẻ 150g, đường trắng 30g -> tác dụng thanh thử nhiệt.
Tăng sức đề kháng chống cảm nắng:
Nước đậu xanh bạc hà: đậu xanh 100g, bạc hà 12g, đường trắng 30g -> tác dụng thanh nhiệt, khu thử, sơ phong, giải biểu.
Nước dưa hấu cà chua: dưa hấu 1 quả, cà chua 1kg. Uống thường xuyên có tác dụng thanh nhiệt, giải thử.
3. Kiến – Văn – Giác – Tri – Ngộ
Kiến thức có thể trau dồi từng bước một được nếu chịu khó học tập. Bác sĩ thiếu Văn, Giác, Tri và Ngộ do chỉ chú trọng kiến thức chuyên môn mà coi nhẹ các phần khác. Bằng chứng là rất nhiều người đạt học vị cao nhưng không đủ khả năng diễn đạt cho người khác hiểu và cộng thêm thiếu sự quan tâm, đồng cảm với bệnh nhân, không đặt chữ Tâm lên hàng đầu. Đối với bác sĩ mới ra trường, sự trải nghiệm cuộc sống còn quá ít, chưa có kinh nghiệm nhiều nên gặp nhiều trở ngại trong cả nghề nghiệp và giao tiếp. Cũng vì do thiếu “Tri” nên “Ngộ” cũng thiếu. Nhưng đó cũng là cơ hội để rút ra nhiều bài học hơn trong nghề nghiệp và cuộc sống.
Tóm lại 4 nguyên nhân:
- Không cân bằng được Kiến với Văn, Giác, Tri, Ngộ.
- Thiếu kĩ năng, vốn sống.
- Thiếu định hướng.
1 phần chưa đặt chữ Tâm lên hàng đầu.
Đề ra giải pháp:
Xác định rõ mục tiêu, định hướng tương lai và mục đích ngành nghề.
Tham gia phụ việc cho các phòng khám để quen, đến khi ra trường không bỡ ngỡ, giúp Tri và Ngộ.
Tiếp tục trau dồi kiến thức.
Ý kiến bạn đọc