TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.431
  • Tổng lượt truy cập: 7.684.323

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Thế giới đang trở nên bất định?

Đăng lúc: Thứ tư - 20/02/2019 22:53 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Năm 2018 đã khép lại với sự bùng nổ của cuộc chiến được giới truyền thông gắn cho tên gọi “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” và diễn biến của nó chắc chắn sẽ bao trùm một tương lai đầy bất định lên phần còn lại của thế giới, ít nhất là trong năm 2019 và rất có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài.

 
Đằng sau cuộc chiến tranh này thực sự không phải là vấn đề lợi ích kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc như cái cách mà truyền thông vẫn đưa tin và thảo luận xoay quanh vấn đề thâm hụt mậu dịch, tỷ giá đô la Mỹ/nhân dân tệ hay chính sách thuế quan ăn miếng trả miếng của hai bên. Không khó để chúng ta nhận ra thấp thoáng đằng sau những động thái giữa hai bên là những toan tính và mưu đồ chiến lược của hai nền kinh tế dẫn đầu đang muốn xác lập một trật tự thế giới mới theo cách của riêng mình.
 
“Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”

Là khẩu hiệu tranh cử phổ biến đã được nhiều đời thổng thống sử dụng, trong đó có ông Trump. Để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại thì bắt đầu từ thời Obama, người Mỹ đã muốn tái khẳng định vị thế số 1 của mình trong trật tự thế giới bằng việc thúc đẩy hai hiệp định thương mại được xem là huyết mạch của thế giới mà Mỹ đóng vai trò là trung tâm: xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngay khi thắng cử, việc đầu tiên ông Trump làm là tuyên bố rút khỏi TPP và nhiều quan điểm lúc đó cho rằng ông ta là người chống lại thương mại tự do. Nhưng hơn một năm sau chúng ta mới thực sự hiểu rõ động cơ của việc rút khỏi TPP, ông muốn triển khai một thế trận mới nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc, đó là kế hoạch xoay trục sang châu Á mang tên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với hai giá trị cốt lõi là tự do và rộng mở, trong đó mọi quốc gia đều có chủ quyền, mạnh mẽ và thịnh vượng. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN rằng không có chỗ cho “sự chuyên quyền và gây hấn” tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và “Để tôi nói cho rõ: hoạt động quân sự hóa và mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông là phi pháp và nguy hiểm. Điều này đe dọa chủ quyền của nhiều nước và đặt sự thịnh vượng của thế giới vào chỗ nguy nan”.

Những nhận định về tính cách bốc đồng và khó đoán của ông Trump có vẻ rất sai lầm nếu ta xâu chuỗi những bước đi trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời gian qua sẽ thấy mọi việc đều đã được tính toán và hoạch định kỹ lưỡng. Ngay cả cách ông phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc cũng cho thấy những đòn tấn công đều có đã có sự trù bị. Yếu tố bất ngờ được ông Trump sử dụng nhuần nhuyễn và luôn đạt hiệu quả, bằng chứng là Trung Quốc hầu như bị động trước những đợt tấn công của Mỹ. Các lãnh đạo Trung Quốc nói với Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc bằng một thành ngữ nổi tiếng của Trung Hoa: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức họ chỉ đơn giản ngồi im để quan sát.

Thậm chí đến lúc cả thế giới tưởng có thể thở phào khi hai bên Mỹ - Trung tuyên bố đã đạt được các thỏa thuận then chốt tại Hội nghị G20 bằng cam kết 90 ngày đình chiến thì tin tức Phó chủ tịch tập đoàn Huawei, Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ đã bay thẳng đến bữa tiệc tối giữa ông Tập và ông Trump tại Buenos Aires, Argentina. Một lần nữa Mỹ lại tiếp tục dồn Trung Quốc vào tình thế bị động để giành thế thượng phong trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến. Xem ra hy vọng chiến tranh sẽ sớm kết thúc là quá mong manh khi mà mới đây Mỹ đã chính thức tuyên bố sẽ tiếp tục đánh thuế lên 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc với thuế suất 25% vào ngày 2-2-2019. Chín mươi ngày đình chiến rõ ràng chỉ là một chút nghỉ giải lao, không hơn không kém.
Từng nước cờ chiến lược của chính quyền Donald Trump đã khiến cho Trung Quốc không kịp trở tay và ngày càng sa lầy vào một cuộc chiến tranh dai dẳng nhằm làm sụp đổ chiến lược “Vành đai - Con đường” (OBOR - One Belt One Road) được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ Trung Hoa, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế xếp số 1 thế giới, cùng với Mỹ phân chia thiên hạ.

Giấc mộng Trung Hoa

Lần gần đây nhất mà Trung Quốc hùng mạnh như bây giờ thì tổng thống Mỹ còn là Abraham Lincoln. Mặc dù lúc đó Trung Quốc không hề có bất cứ một đồng minh nào theo kiểu của các nước phương Tây nhưng hàng năm các quốc gia lân bang phải cống nạp xưng thần. Vì vậy, mà Hoàng đế Trung Hoa luôn tin rằng ông ta đang cai quản thiên hạ, một trật tự thế giới tuyệt đối bao trùm lên tất cả chứ không chỉ có thương mại và đầu tư. Từ đó đến nay đã non hai thế kỷ, trải qua bao cuộc bể dâu mà người Trung Hoa đôi khi phải áp dụng triết lý đối ngoại nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình: “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu”. Nhưng đến thời Tập Cận Bình, ông ta quyết định bộc lộ hiện thực của giấc mộng Trung Hoa bằng đại chiến lược “Vành đai - Con đường”.

OBOR là một kế hoạch khá hoàn hảo khi qua đó cùng một lúc Trung Quốc đã giải quyết được cả vấn đề đối nội và đối ngoại. Bằng việc kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, Bắc Kinh muốn nâng cao đời sống kinh tế cũng như phủ dụ các dân tộc thiểu số ở những khu vực phía Tây với địa hình hiểm trở, đói nghèo dẫn đến tình trạng bất ổn và cũng là động cơ cho các phong trào đòi độc lập như ở Tân Cương và Tây Tạng. Mặt khác, cũng giải quyết được phần nào tình trạng hàng trăm triệu lao động di dân từ các nơi hẻo lánh tràn về các thành phố miền Đông để tìm việc làm và tạo ra nhiều vấn nạn như hiện nay. Đồng thời, Trung Quốc cũng giải quyết được vấn đề năng lực sản xuất dư thừa đang ngày càng cấp bách và tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế mới sau khi phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đặc biệt là về thương mại và đầu tư.

Nếu kế hoạch OBOR thành công, Trung Quốc sẽ làm cho các quốc gia thành viên và cả láng giềng bị phụ thuộc ngày càng sâu về thương mại, đầu tư và tài chính. Trong khi đó, các quốc gia còn lại trên thế giới sẽ “trông cậy” vào vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc với tư cách là quốc gia “lãnh đạo” trong khối OBOR. Như vậy, Trung Quốc đã hoàn thành quá trình xác lập lại một trật tự thế giới mới mà tại đó Trung Quốc nắm giữ vai trò trung tâm. Điều này, làm cho quan hệ giữa Bắc Kinh với chính phủ các nước càng chặt chẽ trong khi quan hệ giữa chính phủ các nước thành viên với nhau sẽ ngày càng lỏng lẻo. Kế sách thâm sâu này sẽ làm cho quá trình hội nhập khu vực bị cản trở và các quốc gia ngày càng khó khăn trong việc xác lập các mối quan hệ mà không có Trung Quốc, dần dần củng cố và khẳng định vị thế cai trị thiên hạ của các Hoàng đế Trung Hoa khi xưa.

Thái bình hay đại loạn?

Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại hay giấc mộng Trung Hoa không phải là những gì mới mẻ, càng không phải là do ông Trump hay ông Tập. Đúng người đúng thời điểm là câu nói rất phổ biến ngày nay. Ông Trump nhậm chức tổng thống khi chủ nghĩa dân tuý lên ngôi. Dân Mỹ có vẻ đã chán ngán với những chính trị gia khuôn phép và những phát ngôn bóng bẩy. Họ cần một tổng thống mạnh mẽ, thực tế và hành động. Chính phong thái hoạt ngôn và có vẻ bốc đồng đã khiến ông Trump hoàn thành tốt vai diễn ở giai đoạn này của lịch sử nước Mỹ.

Bên kia bờ Thái Bình Dương, ông Tập đã có được nhiều quyền lực hơn bất cứ lãnh đạo tối cao nào của Trung Quốc từ sau Đặng Tiểu Bình và đang thực hiện sứ mệnh thiết lập một trật tự thế giới mới. Mỹ hiểu rõ ý đồ này của Trung Quốc và không bao giờ chấp nhận. Trung Quốc cũng biết rõ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương là nhắm vào mình và các yêu sách của Mỹ không dừng lại ở vấn đề thương mại và đầu tư. Trung Quốc quyết không nhượng bộ một phần là do thể diện nước lớn nhưng mấu chốt là họ biết bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng sẽ không thỏa mãn chính quyền Donald Trump trừ phi Trung Quốc chịu từ bỏ giấc mộng Trung Hoa.

Xem ra thì hai quốc gia trong cuộc họ rất hiểu rõ nhau còn chúng ta thì không. Vì vậy, những chính sách kinh tế thích ứng hay các đánh giá về khả năng chịu đựng của nền kinh tế mà đặc biệt là khu vực doanh nghiệp xem ra rất võ đoán vì chúng ta thiếu hẳn những dữ kiện đầu vào.

Cuối cùng thật khó để trả lời là thiên hạ sẽ thái bình hay đại loạn. Và trong một tương lai bất định như vậy thì điều cần làm là hãy luôn đặt ra những giả thiết thay vì kết luận và luôn hy vọng vào những điều tốt đẹp nhưng cũng phải chuẩn bị cho cảnh thiên hạ có thể đại loạn.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc