TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.425
  • Tổng lượt truy cập: 7.219.232

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An: Nâng chất lượng đào tạo, xây thương hiệu, đào tạo

Đăng lúc: Thứ năm - 21/02/2019 09:25 - Người đăng bài viết: Quản trị cao cấp
Chủ động, đổi mới phương thức đào tạo , gắn đào tạo với giải quyết việc làm sau khi ra trường là nhiệm vụ then chốt của trường Đại học kinh tế Nghệ An hiện nay. Đây cũng là giải pháp quan trọng để năng cao hiệu quả đào tạo , từng bước tạo dựng thương hiệu và uy tín cho nhà trường.
DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC HÀNH

Bùi Đình Phượng- cựu sinh viên ngành chăn nuôi thú y( khoa Nông lâm- ngư của trường Đại học kinh tế Nghệ An) tốt nghiệp loại giỏi năm 2016 và có việc làm ngay sau khi ra trường. Hiện tại, Phượng phụ trách kĩ thuật cho Công ty Giống gia cầm Lưỡng Huệ( khu vực Nghệ An) và là nhân viên kinh doanh cho Công ty Thuốc Thú y và thuỷ sản Mebipha; thu nhập của Phượng đã lên đến 25 triệu đồng/ tháng ( chưa kể thưởng). Sau khi ra trường, Phượng cũng thường xuyên liên lạc với thầy, cô giáo trong khoa để tìm kiếm thêm nhân lực cho công ty.

Thành công của Phượng chính là từ sự mạnh dạn đổi mới về phương thức, chất lượng đào tạo của khoa Nông-Lâm-Ngư. Thầy giáo Trương Quang Ngân- trưởng khoa chia sẻ: Trước đây, việc đào tạo ở khoa chủ yếu thiên về lý thuyết. nhưng trong yêu cầu mới, chúng tôi tích cực đổi mới đào tạo với nhiều biện pháp như: Xây dựng chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, đưa sinh viên đi thực tập ở các trạm, trung tâm thú ý, các doanh nghiệp lĩnh vực chăn nuôi. Giảm đào tạo lý thuyết trong việc tổ chức thực hành lên đến hơn 60% chương trình, lồng ghép lý thuyết trong việc tổ chức thực hành. Đặc biệt, nhà trường kết nối với doanh nghiệp để sinh viên tham gia vào chương trình, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường,…

Cũng với cách làm này, không chỉ chất lượng sinh viên ra trường được nâng cao mà kết quả tuyển sinh cũng ngày một khả quan. Hiện, Khoa Nông- Lâm- Ngư có đầu vào ổn định, 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, ngay sau khi ra trường. Trong 2 năm trở lại đây, doanh nghiệp đến tận trường tuyển dụng khi các em đang đi thực tập. Rất nhiều sinh viên của khoa, ngay trong quá trình đi học đã có thu nhập nhờ đi thực tế và làm việc tại các doanh nghiệp.

Sự đổi mới và tiên phong ở Khoa Nông-Lâm-Ngư hiện cũng lan toả sang các khoa , ngành khác của trường Đại học Kinh tế Nghệ An và được xem là sự ‘ sống còn’ trong thời điểm hiện nay. Để làm được điều này, các khoa đã chủ động đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng những tiết học ‘ động’, tăng cường các giờ thực hành thay vì chỉ lý thuyết như trước đây. Nhà trường cũng khuyến khích các khoa chủ động liên doanh, liên kết với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi ra trường. Thông qua việcliên kết này, doanh nghiệp cũng chi sẻ về những kĩ năng cần thiết cho sinh viên tiếp cận các ngành nghề, tham gia góp ý đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy của nhà trường sao cho sát với nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Hằng năm, nhà trường tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, phản hồi của sinh viên và các nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo để từng bước điều chỉnh phù hợp.

CHẤT LƯỢNG LÀ THƯƠNG HIỆU

Hướng tới quyền lợi của người học cũng là mục tiêu hiện nay trong đào tạo của trường Đại học Kinh tế Nghệ An, trong đó nhiệm vụ chính là chú trọng chất lượng đẩu ra cho sinh viên và kết nối để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Để giải được bài toán này, thời gian qua nhà trường đã có nhiều thay đổi trong quản lí chương trình đào tạo: rà soát, chỉnh sửa 7 chương trình đào tạo đaị học, rút ngắn thời gian đào tạo còn 3,5 năm. Bước đầu tiếp cận và biên soạn chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư 07/2017/ BGDĐT. Nhà trường cũng chỉ đạo quyết liệt trong việc biên soạn đề cương giảng dạy, đặc biệt là đề cương học phần theo tín chỉ nhằm phù họp với công tác tuyển sinh trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, việc học chuyển đổi, học bổ sung đã được Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa triển khai linh hoạt, giúp sinh viên có cơ hội lựa chọn những ngành nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.

Nhà trường cũng tăng cường công tác giáo dục ý thức, kỉ luật của học sinh, giúp các em hình thành nề nếp và kỉ cương ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường được các khoa, phòng tiến hành thường xuyên là công tác ‘ Lấy ý kiến phản hồi từ người học’ về hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động đào tạo của nhà trường. Để hoạt động này đi vào nề nếp, trường đã ban hành quy định về công tác khảo sát giảng viên, kết quả đánh giá sẽ được gửi đén từng giáo viên và lãnh đạo các khoa có giáo viên được khảo sát để tham khảo và có hướng xử lí phù hợp. Điều đáng mừng, trong năm 2017-2018, trường đã khao sát, lấy ý kiến phản hồi của khoá sinh viên đầu tiên của hệ đại học( sinh viên năm cuối) về chất luọnge đào tạo của nàh trường. Kết quả 40/40 tiêu chí được khảo sát đều có trên 50% sinh viên đánh giá ‘đồng ý’ họặc ‘rất đồng ý’, trong đó có những tiêu chí dạt trên 90%. Đây là những dấu hiệu cho thấy sinh viên đã khá hài lòng về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chất lượng giáo dục cũng được thể hiện qua các hoạt động nghiên cứu khao học của đội ngũ giảng viên. Riêng năm nay, nhà trường đã có một đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Nhà nước, 2 đề tài cấp tỉnh. Ngoài ra, trường còn thực hiện 4 hội thảo cấp trường và học thuật cấp khoa. Trong đó có những hội thảo, học thuật được đnahs giá có chất lượng cao, quy mô lớn như: Đường lên đỉnh Olympia ( khoa kế toán phân tích); Trò chuyện cùng nhà lãnh đạo, định hướng nghề nghiệp, kĩ năng phỏng vấn, kĩ năng thành công( Khoa Nông- Lâm-Ngư); Tiển khai ứng dụng SKKN vào thực tế trường( Khoa Cơ Sở); Nâng cao khả năng học Tiếng Anh và luyện thi IELTS hiệu quả ( Khoa Tài chính ngân hàng). Các nội dung hội nghị, hội thảo khoa học đã được cải tiến và hướng vào việc năng cao chất lượng đào tạo các ngành học và có nhiều đóng góp thiết thực cho việc năng cao chất lượng đào tạo của hà trường.

Với những nỗ lực trên, Trường Đại học Kinh Tế Nghệ An đã có một năm khá thành công. Tiến sĩ Dương Xuân Thao- hiệu trưởng nhà trường cho biết: ‘Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới và năng cao chất lượng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của một trường đại học, trong đó có Trường Đại học Kinh Tế Nghệ An. Chúng tôi cũng xác định, dù thời gian tới, hoạt động của các trường đại học không dễ dàng, nhưng đây chính là thử thách buộc nhà trường phải vượt qua và đó cũng chính là ‘ thước đo’ để đánh giá thương hiệu và chất lượng đào tạo của nhà trường’. 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc