Đề tài em chọn là : “Hạnh Phúc Nơi Đâu” vừa là để tri ân anh chị em trong câu lạc bộ “Hành động vì hạnh phúc” – đã tạo ra một sân vừa chơi-vừa học-vừa làm cho tất cả mọi người, và cũng nhờ sinh hoạt trong câu lạc bộ mà em có cơ hội tham dự lớp này, đó cũng là một cái duyên.
Thật ra lúc đầu nghe tên chương trình “Thực tập Báo cáo viên – tiền đề để trở thành chuyên viên tư vấn trong tương lai” nghe thật oai, em cứ nghĩ chắc là cao siêu lắm đây. Chắc kiến thức và kinh nghiệm của mình chưa đủ để lãnh giáo những gì mà thầy sẽ dạy. Nhưng khi bắt đầu học thì thấy rất thoải mái, trước tiên em được cười, những sự thật quá đỗi gần gũi, bình thường mà vô tình ta k nhận ra, như khi bị stress là do nhức mỏi vai->cổ, gót->cơ bắp hay ợ chua và giấc ngủ k sâu => từ đó bạo lực bắt đầu hình thành trong ta rồi, trời thì ra bấy lâu nay mình hay bị mỏi vai, cổ, khi đó đúng là có hơi cáu gắt, cứ nghĩ mệt thì ai mà chả bực, người chứ có phải thần thánh đâu mà lúc nào mặt trông cũng như thiên thần. Chính những lời mộc mạc, chân tình, nhưng chứa đựng nhiều thâm thúy sâu xa, cách nói dí dỏm của thầy làm cho mọi việc nhẹ nhàng hơn, điều này em phải xách cặp theo thầy học dài dài mới có thể cải thiện được. Chẳng hạn như “Biết thế bèn thôi”, Đưa cái đau buồn ra đây thầy bỏ cho, làm gì có mà đưa, tất cả chỉ là do chúng ta tự nghĩ ra mà thôi, thôi thì đừng nghĩ nữa thế là hết buồn chứ có gì đâu.
Hạnh phúc là cái gì và nó ở đâu mà sao ta cứ mãi đi tìm. Xã hội càng phát triển thì con người càng dễ bi quan và chán nản. Họ cứ lẩn quẩn trong vòng xoáy tình - t iền, giàu sang - hạnh phúc.
Khái niệm “người với người sống để yêu nhau” đã bị thu hẹp, con người thực dụng và e sợ, k tin và cho rằng “à, chắc là muốn lợi dụng gì đây?”, họ dè chừng nhau, tâm k bình yên thì lấy gì mà hạnh phúc.
Hồi tối mình có hỏi nhỏ em “Hạnh phúc là gi? Hạnh phúc ở đâu?” Em gái mình trả lời “Hạnh phúc chính là ở trong tim mình. Nếu mình thấy hạnh phúc thì đó là hạnh phúc, nếu mình thầy buồn thì đó sẽ buồn” Mình mới hỏi tiếp “Vậy nếu em bị mất tiền em có hạnh phúc k? Tui mới vừa bị mất tiền, ha ha, vui quá” Em gái mình nói: “Mất tiền sao mà vui, chị nghĩ lúc đó em có vui không?” – Thế sao em nói là chỉ cần mình thấy vui thì sẽ vui. Sao k nói là “Tui mất tiền, tui vui quá đi”. Nghĩ mình cũng điên thiệt. Mình lại nghĩ đến trường hợp của bạn mình “Một người bạn của mình và 2 người khác cùng hùn nhau chơi chứng khoán nhưng chứng cứ bị tuột dốc k phanh, cả bọn đã nhất trí là sẽ k bán mà giữ lại, một đứa k hiểu vì sao đem bán rồi ôm tiền bỏ trốn => bạn mình buồn và cũng trồn một góc gặm nhắm nỗi buồn.
Vậy tiền gắn liền với hạnh phúc và bất hạnh. Người ta điên cuồng làm việc để kiếm tiền, để làm gi? “Để giàu có, để có thể ngửng cao đầu với mọi người – đại gia là ta đây” Nhưng có mấy ai biết rằng người giàu sang phú quý là đại gia, được mọi ng ngưỡng mộ là đại gia, được các em chân dài vây quanh là đại gia, nhưng người nợ nhiều nhất cũng là đại gia. Người nghèo thì làm gì dám vay tiền mà nợ. Liệu những người giàu ôm một đống nợ phía sau có thấy hạnh phúc k hay chỉ là sự vui vẻ bên ngoài?
Những doanh nhân làm ngày làm đêm để kiếm thật nhiều tiền lo cho vợ, cho con. Muốn cho vợ con mình một cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Nhưng chính mình lúc nào cũng đang ở trong 1 tâm trạng căng thẳng, stress, mình k vui thì dĩ nhiên sẽ cáu gắt, mà về nhà cáu gắt với vợ thì dĩ nhiên phụ nữ rất dễ bị tổn thương “Chắc anh ấy xem tiền hơn mình” hay “Tiền của anh là quan trọng nhất đấy. Em đi đây. Hãy ngủ với đống tiền của anh đi”. Thế là gia đình tan vỡ, liệu hạnh phúc có còn.
Ngày càng nhiều phụ nữ độc thân và thành đạt, hay nam giới thì “Quyết k yêu để dành tiền uống rượu. Sống cô đơn cho gái nó thèm” . Vậy tình yêu có mang lại hạnh phúc. Ng ta không biết rằng yêu – đau khổ - chia tay, âu cũng là hạnh phúc. Hạnh phúc vì may mắn là ta k đến được với nhau, hạnh phúc vì ta đã có thời gian rất vui vẻ bên người mà ta yêu. Trong vui vẻ ngầm chứa khổ đau, trong nỗi đau có hạnh phúc.
Người lớn đã không hạnh phúc thì con trẻ sẽ như thế nào. Sống trong một gia đình mà ba mẹ lúc nào cũng cãi nhau, tâm lý trẻ sẽ rất chán nản, cứ muốn bỏ nhà mà ra đi. Và khi suy nghĩ đã hình thành thì chắc chắn là chẳng sớm thì muộn vợ thương con trách chồng, chồng đổ lỗi vợ k lo quán xuyến việc nhà con cái.
Trẻ thì lo chơi và học. Người lớn thì lo gia đình – sự nghiệp và tình yêu. 3 việc đó luôn song hành. Thiếu 1 trong 3 thì chưa có thể gọi là hạnh phúc.
Nhiều người nói “sao nhìn Hậu lúc nào cũng hạnh phúc, vui vẻ”. Thật ra thì mình cũng có nỗi khổ tâm của mình, cũng có những chuyện buồn, vui. Nhưng chuyện buồn thì mình hay để nó qua đi. Chuyện vui thì mình sẽ giữ lại để lâu lâu nghĩ lại thấy đáng sống, đáng cười. Thì ra bấy lâu nay mình cũng đã bỏ bớt tranh chấp, xem mọi việc là hiển nhiên, nhân – quả, giống như thầy nói “Biết thế bèn thôi” để cuộc đời bớt khổ. Chẳng ai có thể giải quyết chuyện của mình tốt hơn chính bản thân mình. Mình thường nghĩ đó là nút thắt. Tự mình thắt thì hãy tự gở nó ra đi.
Mỗi giai đoạn một đời người đều trải qua những thăng trầm, những biến cố. Có những sự việc ngay chính thời điểm hiện tại, giải pháp ta đưa ra là đúng, nhưng sau này nghĩ lại ta chỉ thấy đó là dại dột. Thì cũng hãy cứ vui lên, vì có sai sót ta mới biết sữa chữa, ta trưởng thành hơn và thêm yêu cuộc sống hơn.
Hạnh phúc là mỗi ngày ta làm được những điều mới, sống có mục tiêu và lí tưởng. Đói thì ăn, khát thì uống, mệt mỏi thì nghỉ ngơi lấy sức và tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới.
Có thể tóm lại một câu, hạnh phúc chẳng ở đâu xa, chính từ trong suy nghĩ của chúng ta mà ra. Đừng cố kiếm tìm, đừng cố nắm bắt vì nó luôn hiện hữu quanh ta. Hạnh phúc là cả một quá trình hoàn thiện của mọi người.
Ý kiến bạn đọc