TRƯỜNG DOANH NHÂN MQA - KỶ LỤC
TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ - ĐÀO TẠO NHÂN TÀI

Đăng nhập

Danh mục bài giảng

Bộ đếm

  • Phút online: 1.426
  • Tổng lượt truy cập: 7.833.164

Hỗ trợ trực tuyến


Thời gian hỗ trợ từ:
Trưa: 11h đến 14h
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
OCOP
20 NĂM KINH TẾ XANH VỚI TS MỘC QUẾ
smart city
NÔNG NGHIỆP SẠCH
HÀNH TRÌNH
du học Nhật bản

Bài cảm nhận. nguyễn quang hùng

Đăng lúc: Thứ tư - 28/11/2012 23:50
Trong quá trình suy ngẫm và nghiệm ra những bài học từ những lời thầy dạy thì em nhận thấy rằng trong ba quá trình làm người, làm việc, làm giàu theo em đều có chung một cốt lõi đó cái tâm và tầm của người đó.
Một người có tâm là người không chỉ suy nghĩ có bản thân mình, sống chỉ biết mình mà phải sống vì người khác, biết suy nghĩ cho người khác. Trong mỗi con người đều có tính tốt và tính xấu. Có bao nhiêu tính tốt như bao dung rộng lượng, khiêm tốn, thật thà…thì có bấy nhiêu tính xấu như ích kỉ, khoe khoang, lừa lọc…Người có tâm là người có nhiều tính tốt hơn tính xấu và có xu hướng làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên mọi tính xấu đều là hệ quả của tính ích kỉ ngược lại mọi tính tốt đều xuất phát từ lòng rộng lượng, bao dung, vị tha, như trong đạo phật luôn lấy từ bi làm gốc. Do đó một người muốn có tâm phải luôn đánh thức con người thiện, con người từ bi, rộng lượng, bao dung, vị tha của mình.
 
Một người có tầm là người tầm nhìn xa, trông rộng. Luôn tìm ra được giải pháp trong những vấn đề xẩy ra và họ luôn đứng cao hơn những vấn đề của họ. Trong sự phát triển của tự nhiên và xã hội, thì mâu thuẫn là điều tất yếu, vì mâu thuẫn mới tạo ra sự phát triển. Khi có vấn đề cần giải quyết tức là có mâu thuẫn xẩy ra, người có tầm là người biết đưa ra những giải pháp phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với vụ trụ thì sẽ giải quyết được vấn đề và tạo ra được sự phát triển. Ngược lại, người không có tầm là người chống lại quy luật tự nhiên, quy luật của vũ trụ và kết quả là không những không giải quyết được vấn đề mà còn đi lùi so với sự phát triển. Giống như người trồng cây cảnh muốn tạo ra được cây cảnh đẹp cũng cần phải nương theo sự phát triển của cây để tạo thế phù hợp với cây đó. Như vậy, mọi sự vật, sự việc trong vụ trụ đều không có sự đúng, sai mà là có phù hợp với sự phát triển hay không.
 
Người xưa có câu “Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”. Biết nghĩa là biết người, biết ta, biết cách sống, biết làm việc, biết làm giàu … Để làm một người tốt nghĩa là một người có tầm và có tâm. Và chữ tầm và tâm cũng là thể hiện chữ “biết” này. Một chữ “biết” đơn giản nhưng nó ẩn chứa nhiều triết lí sâu xa. Ngày xưa khi chiến tranh bên thắng trận là bên biết dùng người giỏi, biết binh pháp, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Ngày nay khoa học phát triển cũng do các nhà khoa học, nghiên cứu tự nhiên tìm ra những quy luật của sự phát triển. Mỗi con người có sống hạnh phúc, khỏe mạnh và thành đạt hay không cũng do nằm trong 3 chữ biết là biết làm người, biết làm việc, và biết làm giàu. Muốn biết thì phải học vậy nên mỗi người phải học làm người, học làm việc, học làm giàu để đạt cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt, đó là điều mà ai cũng mong muốn.
 
Trên đây là những suy nghĩ của em, còn nhiều điều để viết nhưng vì em chưa đủ tầm để bàn sâu về những triết lí này nên em chỉ có thể viết thu hoạch được chừng này thôi. Mong thầy thông cảm và chỉ dạy em thêm. 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc